Giá cà phê hôm nay 29/4/2022: Tăng vọt trên cả hai sàn

Cập nhật: 06:27 | 29/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê giằng co lên xuống qua từng phiên, với nhiều yếu tố mang tính tức thời. Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021-2022 từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại.

Giá cà phê hôm nay 28/4/2022: Cà phê robusta tiếp tục sụt giảm

Giá cà phê hôm nay 27/4/2022: Thị trường trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 26/4/2022: Thị trường cà phê lao dốc không phanh

Trong đó, yếu tố thời tiết đôi khi cũng có tác động bất ngờ tới giá giao dịch tại sàn, chẳng hạn báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của bang Minas Gerais ở Brazil dường như là lý do giá tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua, trong khi trước đó thị trường còn lao dốc bất ngờ.

CitiGroup ước tính niên vụ robusta của cả Brazil và Indonesia đang thu hoạch đều tăng mạnh. Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với lượng xuất đạt 11,6 triệu bao từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay, tăng mạnh 19,1% so với niên vụ trước đó. Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới của các ngân hàng trung ương lớn đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý trên các thị trường kỳ hạn nói chung.

2639-giacaphe
Ảnh minh họa

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng vọt 56 USD (2,76%), giao dịch tại 2.088 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 53 USD (2,60%) giao dịch tại 2.094 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh tăng, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 2,0 Cent (0,93%), giao dịch tại 217,55 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 0,86 Cent/lb (2.49%), giao dịch tại 217,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/4, giá cà phê trong nước thu mua trong khoảng 39.500 - 40.000 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 40.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.000 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay (29/4) được cập nhật vào lúc 9h cùng ngày.

Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm cà phê và chè sang thị trường Ấn Độ tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mới đây, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan) giới thiệu tổng quan thị trường các sản phẩm chè và cà phê tại Ấn Độ; vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang Ấn Độ.

Việt Nam và Ấn Độ tuy có điều kiện tự nhiên tương đồng nhưng là hai thị trường có thể bổ sung cho nhau. Với dân số trên 1,4 tỉ người, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ rất lớn. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Ấn Độ các mặt hàng nông sản, trong đó có chè, cà phê.

Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 ở châu Á, thứ 6 trên thế giới. Trong tổng lượng cà phê được sản xuất ở Ấn Độ khoảng 70% được xuất khẩu và 30% được tiêu thụ trong nước.

Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Uganda và Kenya để chế biến và tái xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD.

Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dãn nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.

Ấn Độ là cơ hội để các doanh nghiệp chè và cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nhiều tiềm năng này.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm