Giá cà phê hôm nay 25/5/2022: Thị trường trong nước tăng nhẹ

Cập nhật: 06:44 | 25/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước thu mua dao động trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg. Tỷ giá USD tiếp tục giảm đã hỗ trợ giá Robusta hồi phục nhẹ, tuy nhiên Arabica vẫn bị lao dốc theo các sàn nông sản tại Mỹ.

Giá cà phê hôm nay 24/5/2022: Xu hướng giảm rõ rệt

Giá cà phê hôm nay 23/5/2022: Thị trường thế giới khởi sắc

Giá cà phê hôm nay 20/5/2022: Cà phê 'lội ngược dòng'

Giá cà phê trong nước

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

4228-giacaphe
Ảnh minh họa

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua.

Giá cà phê thế giới

Giá cà phê arabica kỳ hạn tiếp tục sụt giảm với khối lượng thương mại rất thấp, hiếm thấy do không còn nguy cơ sương giá trên các vùng cà phê phía Đông Nam Brazil, trong khi áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất tiếp tục đè nặng lên các thị trường. Các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới đã vào vụ thu hoạch, Brazil hiện đang thu hoạch cà phê Conilon robusta vụ mới và Colombia cũng đã bắt tay vào thu hoạch cà phê vụ Mittca năm nay.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 24/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 điều chỉnh nhẹ, tăng 2 USD (0,1%), giao dịch tại 2.043 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2 USD (0,1%) giao dịch tại 2.045 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm 2,1 Cent (0,97%), giao dịch tại 213,68 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2 Cent/lb (0,93%), giao dịch tại 213,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Tỷ giá USD tiếp tục giảm đã hỗ trợ giá Robusta hồi phục nhẹ, tuy nhiên Arabica vẫn bị lao dốc theo các sàn nông sản tại Mỹ. Hiện khối lượng giao dịch trên sàn ở mức thấp. USDX sụt giảm nhưng dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào các thị trường chứng khoán toàn cầu, do lo ngại rủi ro làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới.

Về trung hạn, Robusta còn chịu áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất, với Brazil hiện đang thu hoạch cà phê Conilon Robusta vụ mới và Colombia cũng đã bắt tay vào thu hoạch cà phê vụ Mittca năm nay.

Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc dần nới lỏng việc phong tỏa Thượng Hải tác động tích cực lên hầu hết thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung. Tuy nhiên, giao dịch vẫn đang ở mức thận trọng do giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa.

Không như kỳ vọng của một số chuyên gia mong thấy phục hồi kinh tế thế giới mạnh mẽ trong năm 2022, cuộc xung đột bất ngờ giữa Nga và Ukraine đã đưa nhiều nước vào vòng xoáy khủng hoảng lương thực giữa lúc đang tìm cách khống chế lạm phát phi mã. Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát-đình trệ đặt các ngân hàng trung ương vào tình thế khó khăn vừa kiểm soát lạm phát vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

Các thị trường vàng và dầu thô vẫn duy trì sức tăng, bỏ rơi mặt hàng cà phê với sự thiếu vắng nhà đầu tư ngắn hạn. Trong khi, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến ​​sẽ đưa lãi suất huy động của mình ra khỏi vùng âm hiện tại vào cuối tháng 9 và có thể tăng thêm nếu dự báo lạm phát sẽ ổn định gần mức mục tiêu 2%, chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết.

Một cuộc thăm dò của Reuters trong giới chuyên gia kinh tế tuần qua cho biết nhiều người dự đoán đến cuối năm 2022, lãi suất điều hành của Mỹ sẽ đạt đến 2,50% đến 2,75% trong khi mức trung dung được định quanh 2%-2,40%.

Thị trường tài chính có một tuần dao động rất mạnh trong từng phiên. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hầu hết đều mất giá. Dow Jones có tuần thứ 8 liên tiếp giảm giá, trong khi 2 chỉ số S&P500 và Nasdaq giảm giá liên tiếp đến tuần thứ 7.

Người ta lo ngại xăng dầu, bất động sản tăng giá, nhưng tại các nước đang phát triển, điều đáng lo nhất còn là “cái ăn” của người dân. Sri Lanca chìm trong khủng hoảng do mất mùa và đói kém. Một dự đoán mới đây cho biết giá lương thực thực phẩm toàn cầu đã tăng đến 37%. Nạn đói rình rập các nước nghèo, trong đó không ít quốc gia bị đe dọa chính là nơi xuất phát nguồn cung ứng nông sản và nguyên liệu.

Sự xáo động trên các sàn tài chính thể hiện tâm lý hoang mang của giới đầu tư tài chính, nhưng hình như cũng là cách họ khuấy đảo các thị trường nguyên liệu bằng lượng vốn lớn nhằm tìm cách mua hàng hóa với mức giá mua thấp nhất. Rủi ro về giá như vậy là rất lớn đối với nhà xuất khẩu cỡ trung và nhỏ do không đủ vốn để sử dụng các công cụ kinh doanh tài chính nhằm bảo vệ hoạt động mua bán của doanh nghiệp.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm