Giá cà phê hôm nay 1/8/2022: Diễn biến trái chiều

Cập nhật: 06:47 | 01/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Kết thúc phiên giao dịch tuần qua, giá cà phê thu mua trong khoảng 43.900 - 44.400 đồng/kg. Robusta trên sàn London đang ở mức cao nhất tháng 7/2022. Thị trường trong nước cũng chứng kiến đà tăng mạnh, trung bình thêm 1.800 đồng/kg trong tuần này tại các vùng trồng trọng điểm.

Giá cà phê hôm nay 28/7/2022: Cán mốc 43.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 29/7/2022: Hoạt động mua bán bị đình trệ

Giá cà phê hôm nay 30/7/2022: Tăng giảm 'thất thường'

Giá cà phê kỳ hạn diễn biến trái chiều vào các phiên giao dịch cuối tuần, sụt giảm ở New York và duy trì đà tăng ở London. Giá cà phê robusta còn có thêm sự hỗ trợ của báo cáo kinh tế khu vực Eurozone vẫn tăng trưởng vững chắc, cho dù đang xảy ra xung đột khốc liệt ở Đông Âu và khủng hoảng năng lượng trong khu vực đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

Báo cáo kinh tế Mỹ suy thoái và chỉ số USDX sụt giảm đã kết thúc đà tăng liên tiếp của sàn New York. Trong khi đó giá cà phê robusta tiếp nối đà tăng do có thêm báo cáo tồn kho sàn London ở mức thấp. Như vậy, cà phê robusta đã có 5 phiên liên tiếp tăng trong tuần này, đưa mức giá kết thúc ngày 30/7 ở mức cao nhất tháng 7/2022.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trong khi đó, tồn kho thấp tiếp tục là động lực giúp giá cà phê arabica có màu xanh nhẹ trên sàn New York. Chưa thấy có sự bổ sung hàng từ các nguồn cung truyền thống, trong khi các nhà rang xay tại khu vực Bắc Mỹ phải săn lùng mua hàng thực với mức cộng rất cao.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 29/7), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 15 USD (0,74%), giao dịch tại 2.030 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 14 USD (0,70%) giao dịch tại 2.028 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm nhẹ 1 Cent (0,46%), giao dịch tại 217,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 0,7 Cent/lb (0,33%), giao dịch tại 213,9 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/7, giá cà phê thu mua trong khoảng 43.900 - 44.400 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 43.900 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 44.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 44.300 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 44.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 44.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 44.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 44.200 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 44.300 đồng/kg.

Tổng xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 5 tăng 3% lên gần 1 triệu bao. Trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có 8,2 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu, tương ứng với mức tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 10,1% (tính theo mức trung bình 12 tháng) vào tháng 5 so với 10% của cùng kỳ năm 2021.

Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, với 2,6 triệu bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2021-2022, tiếp theo là Ấn Độ và Indonesia với lần lượt xuất khẩu 1,4 triệu và 1,2 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê rang xay cũng ghi nhận mức tăng 9,9% trong tháng 5 lên 75.329 bao. Lũy kế từ tháng 10/2021 đến tháng 5 xuất khẩu cà phê rang xay đạt tổng cộng 0,6 triệu bao.

Cà phê là 1 trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân.

Tuy vậy, hiện cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là cà phê robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp. Như tại thị trường Anh, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Anh cũng như muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất cà phê arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.

Hay như với Trung Quốc, cà phê của Việt Nam xuất sang thị trường này vẫn chủ yếu là cà phê robusta dưới dạng thô, thường có giá thấp trên thị trường cà phê thế giới. Để tận dụng được thị trường Trung Quốc thì ngoài bán thô, Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực chế biến. Trung Quốc được đánh giá là thị trường trị giá hàng trăm tỷ USD. Ưu thế của Việt Nam lại là nước láng giềng, lân cận nên vận chuyển thuận lợi hơn, cung đường ngắn hơn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm