Giá cà phê hôm nay 15/4/2022: Hai sàn tiếp tục đi xuống

Cập nhật: 06:30 | 15/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo các chuyên gia, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật. Tuy nhiên, lực kéo giảm từ sàn arabica không đủ mạnh khiến đầu cơ tại sàn robusta vẫn thể hiện sự chần chừ với khối lượng giao dịch khá thấp.

Giá cà phê hôm nay 14/4/2022: Áp lực từ hàng tồn kho

Giá cà phê hôm nay 13/4/2022: Điều chỉnh giảm

Giá cà phê hôm nay 11/4/2022: Tăng giảm đan xen

Giá cà phê kéo dài đà giảm từ ngày thứ Ba (12/4) đến cuối tuần, trong bối cảnh thị trường lo ngại về nhu cầu tiêu thụ. Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm, kết hợp với khả năng Fed sẽ mạnh tay nâng lãi suất cơ bản USD cũng là các nguyên nhân khiến giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục sụt giảm, do các giới đầu cơ đã mua ròng quá mức trước đó.

Tuy nhiên, lực kéo giảm từ sàn arabica không đủ mạnh khiến đầu cơ tại sàn robusta vẫn thể hiện sự chần chừ với khối lượng giao dịch khá thấp. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang có nhu cầu cà phê robusta cho tiêu thụ tại nhà trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá cả đắt đỏ.

2925-giacaphe
Ảnh minh họa

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục điều chỉnh giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.087 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,29%) giao dịch tại 2.099 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 1,45 Cent (0,64%), giao dịch tại 223,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,4 Cent/lb (0,62%), giao dịch tại 223,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Theo các chuyên gia, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật. Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022 đẩy giá cà phê giảm do các giới đầu cơ đã mua ròng “quá mức” trước đó.

Bên cạnh đó, đồng real của Brazil suy yếu trở lại khiến nông dân nước này mạnh tay bán hàng để thu về ngoại tệ khiến giá arabica tiếp tục giảm mạnh.

heo Hội đồng xuất khẩu cà phê của Brazil (CeCafe), xuất khẩu cà phê nhân của nước này giảm 5,8% so với cùng kỳ xuống còn 3,267 triệu bao. Mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/22 dự kiến cũng sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.

Hiện, giá cà phê cũng đang chịu áp lực sau khi Tổng thống Nga Putin cho biết, các cuộc hòa đàm với Ukraine đang đi vào ngõ cụt và chiến tranh chưa thấy điểm kết thúc. Điều này làm dấy lên lo ngại tình trạng bấp bênh sẽ thúc đẩy lạm phát và kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng, kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ cà phê.

Chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng, sau khi nhà đầu tư cân nhắc mức lạm phát cao nhất 40 năm, đã thu hút dòng vốn đầu cơ quay trở lại. Trong khi cuộc chiến ở Đông Âu có khả năng khốc liệt hơn làm

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, giá cà phê thu mua dao động trong khoảng 40.500 - 41.100 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 41.000 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 41.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 41.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.900 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay (15/4) được cập nhật vào lúc 9h cùng ngày.

Thanh Hằng