Ghi nhận tăng trưởng 100% so với quý trước, cổ phiếu Nhựa Hà Nội vượt đỉnh

Cập nhật: 16:06 | 06/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Lợi nhuận sau thuế của Nhựa Hà Nội ghi nhận đà tăng hơn 100% so với quý trước. Với diễn biến trên, cổ phiếu NHH lập tức tăng vượt đỉnh với thanh khoản lớn.

Kết thúc quý 3/2023, Công ty CP Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) ghi nhận doanh thu đạt 490 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý trước đó và giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước. Cùng chiều, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ghi nhận 426,9 tỷ đồng, giảm khoảng 6 tỷ đồng so với quý 2.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của doanh nghiệp đạt 7 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính đạt 10,3 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay chiếm tới 10,1 tỷ đồng. So với cùng kỳ, cả chi phí và doanh thu tài chính của doanh nghiệp đồng loạt sụt giảm lần lượt 15% và 18%.

Ghi nhận tăng trưởng 100% so với quý trước, cổ phiếu Nhựa Hà Nội vượt đỉnh
Báo cáo tài chính Nhựa Hà Nội quý 3/2023.

Sau khi khấu trừ chi phí, Nhựa Hà Nội ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với quý trước tuy nhiên giảm khoảng 50% so với cùng kỳ. Lý giải về nguyên nhân thua lỗ so với cùng kỳ, Nhựa Hà Nội cho biết mặc dù công ty đã tiết giảm chi phí bán hàng tuy nhiên doanh thu thuần trong quý giảm 24,16%, giá vốn giảm 21,17% khiến lợi nhuận gộp giảm 39,85%, điều này khiến lợi nhuận sau thuế kỳ này giảm so với kỳ trước.

Tổng quan, có thể thấy rằng mặc dù vẫn trong tình trạng khó khăn tuy nhiên tình hình kinh doanh của Nhựa Hà Nội đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. So sánh với quý 2/2023, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng hơn 100%. Với đà tăng trường hiện tại, có thể nhận định rằng giai đoạn khó khăn nhất của Nhựa Hà Nội đã qua đi và kỳ vọng tình hình của doanh nghiệp sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian sắp tới.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NHH diễn biến t ương đối tích cực trong thời gian gần đây. Chỉ trong tháng Mười, NHH đã tăng khoảng 50% tính từ vùng giá đáy. Chốt phiên giao dịch 6/11, cổ phiếu NHH đóng cửa trong sắc tím với thanh khoản trên 1,8 triệu đơn vị, vượt mức trung bình 20 phiên. Như vậy, NHH đã vượt đỉnh và kỳ vọng hướng tới các vùng cao hơn.

Thông tin bên lề, chỉ cách đây 1 tháng, Nhựa Hà Nội đã miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Bùi Thanh Nam kể từ ngày 10/10. Lý do miễn nhiệm được đưa ra là ông Nam có vấn đề về sức khoẻ.

Bên cạnh đó, HĐQT bổ nhiệm ông Ngô Văn Thụ, Phó Tổng Giám đốc thường trực giữ chức Tổng Giám đốc kể từ ngày 10/10. Đồng thời ông Thụ sẽ là người đại diện pháp luật cho Nhựa Hà Nội thay ông Nam. Theo thông tin công bố, ông Thụ sinh năm 1982 tại Hải Dương, có trình độ chuyên môn là kỹ sư hoá hữu cơ.

Trước đó, từ tháng 6/2023 ông giữ chức Phó Tổng Giám đốc thường trực Nhựa Hà Nội. Hiện tại, ông Thụ còn là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP An Tiến Industries; Chủ tịch Công ty TNHH An Trung Industries; Chủ tịch Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu và Đầu tư Viexim. Đây là các công ty có mối quan hệ trong An Phát Holdings, cổ đông lớn của Nhựa Hà Nội.

Như vậy, ban điều hành của Nhựa Hà Nội sẽ có 3 người. Ngoài ông Thụ, bà Phạm Thị Thanh Hiền - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh và bà Đỗ Thị Hương Giang - Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài chính.

Dự báo triển vọng ngành nhựa giai đoạn cuối năm

Tại Đại hội Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ VII (2023 – 2028) được tổ chức vào ngày 25/10, ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Chủ tịch HĐQT CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) chia sẻ, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại từ cuối năm 2022 đến nay do những ảnh hưởng từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 nói riêng. Trong Đại hội, ông Lam cũng chỉ ra các yếu tố hỗ trợ ngành Nhựa thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển trong trong 5 năm tới:

Thứ nhất, tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ của ngành Nhựa thế giới và Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ nhựa trong tương lai, do nhu cầu sử dụng nhựa trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, ô tô, điện tử, y tế, và nông nghiệp vẫn đang tăng lên.

Thứ hai, xu hướng chuyển đổi sang các sản phẩm thân thiện với môi trường. Do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, ngành nhựa thế giới và Việt Nam sẽ hướng tới chuyển đổi sang sản xuất các loại sản phẩm thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế, nhựa sinh học, nhựa tái sử dụng.

Thứ ba, tăng cường nghiên cứu và phát triển. Ngành nhựa thế giới và Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới về nhựa, nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt. Do cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành, các doanh nghiệp sản xuất nhựa sẽ phải nỗ lực để tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm tiêu thụ điện năng và giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ năm, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nhựa thực hiện các quy định về môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngành nhựa để bảo vệ nhà sản xuất Việt Nam và người tiêu dùng.

Cổ phiếu bank kéo chỉ số, VN-Index kỳ vọng lấp gap

Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng với động lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Báo lãi cao nhất 10 quý, cổ phiếu CTD đang trở lại vùng đỉnh

Công ty CP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 (1/7/2023 đến 30/9/2023) với lợi nhuận tăng trưởng ...

Ngược chiều KQKD ngành phân bón: DHB âm 788 tỷ đồng, BFC tăng gấp 12 lần

Cập nhật kết quả kinh doanh qúy 3/2023 ngành phân bón có sự phân hóa đáng kể. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh phân ...

Minh Hiếu