Thanh Hóa:

Gặp ông chủ Nông trại bỏ phố lên núi xây dựng thương hiệu "cam sạch"

Cập nhật: 11:02 | 17/11/2020 Theo dõi KTCK trên

Với ý tưởng sẽ đưa ra thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch “nói không với hóa chất”, anh Nguyễn Văn Vy đã thành công khi biến vùng đất Thung Lai cằn cỗi tại thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa thành Nông trại xanh (mang thương hiệu Vy Giang) với nhiều loại cây trồng như: Cam canh (cam đường); cam vinh; bưởi da xanh và một số cây trồng có giá trị kinh tế cao khác. Đến nay mỗi năm Nông trại của anh cho thu nhập hàng tỷ đồng từ loại cây ăn quả có múi này.

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch khu dân cư hơn 12 ha

Thanh Hóa: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch sinh thái rộng 1.660 ha

Thanh Hóa: Chưa xem xét dự án thủy điện Mường Lát của Công ty CP Điện lực Trung Sơn

0716-125316893-404887294256365-1625099661666920680-n
Nông trại Vy Giang có tổng diện tích hơn 34ha đã phủ một màu xanh cây trái

Anh Nguyễn Văn Vy tâm sự: Xuất phát từ thực tế của bản thân cũng như nhiều người tiêu dùng khác có chung nhu cầu săn tìm thức ăn sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là lý do thôi thúc để anh từ một công dân thành thị chưa từng làm nông nghiệp gác công việc cũ, "rẽ lối” sang nghề nông với mong muốn đưa ra thị trường "sản phẩm sạch".

Để xây dựng được một nông trại như hôm nay, anh Nguyễn Văn Vy đã kiên trì nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, sách báo, các kênh truyền hình. Từ khi có ý tưởng anh đã xác định, muốn có một mô hình nông trại sạch đúng nghĩa thì trước tiên nơi đặt nền móng phải hội tụ đủ các điều kiện đất, nước, không khí, môi trường. Sau khi tham khảo nhiều nới, nhiều vùng đất trong tỉnh anh Vy đã quyết định chọn vùng đất Thung Lai ở Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành để đầu tư nông trại.

Điều khiến anh tâm đắc nhất là khu đất Thung Lai, có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng rất phù hợp với loại cấy ăn quả có múi, nguồn đất, nguồn nước chưa bị tác động bởi hóa chất, ô nhiễm. Ngoài ra địa bàn huyện Thạch Thành còn là vựa nông sản lớn có ngô, lúa, đậu tương là nguồn lợi không kém phần quan trọng sẽ là yếu tố tiên quyết giúp chủ động và thuận tiện về nguyên liệu phục vụ sản xuất tại nông trại sau này.

1139-125527983-432383727923046-3405175750781461379-n
Công nhân đang thực hiện bón phân giun quế cho cam và chăm sóc bằng phương pháp mới

Khi bắt tay vào công việc anh Vy đã huy động mọi vốn liếng lên đến hàng chục tỷ đồng, để đầu tư. Qúa trình tìm đất xây dựng cơ ngơi nông trại anh được biết tại Thung Lai còn một khu đất có diện tích khoảng trên 34ha trước kia là mía, dứa của hơn chục hộ nông dân. Tuy nhiên do quá trình sản xuất không đem lại hiệu quả có nhiều hộ đã bỏ hoang. Quyết là làm anh nhờ chính quyền địa phương vận động các hộ dân có đất bỏ hoang và các thửa đất canh tác kém hiệu quả chuyển nhượng lại.

Có đất anh thuê người thu dọn cây cối, nhặt từng hòn đá bỏ đi nơi khác, rồi đưa máy xúc vào san ủi các gò cao xuống chỗ thấp. Thậm chí anh còn tìm mua lại các lớp đất màu từ các mỏ đất xa hàng chục km vận chuyển về phủ lên trên để cải tạo vườn. San lấp đến đâu đào rãnh thoát nước, đắp đường đi nội bộ và phân lô đến đó. Sau hơn 1 năm miệt mài cuối cùng anh Vy đã có một khu đất rộng mênh mông trải dài hơn 34ha chia thành từng ô đều tăm tắp, ngăn cách nhau bằng những lối đi nhỏ, xuyên qua vườn là những con đường bê tông rộng vừa đủ cho xe điện chạy.

1255-125366805-420568529104113-8521126901892260582-n
Bên gốc cam chĩu quả Anh Nguyễn Văn Vy cho biết mỗi gốc cam năm nay ở Nông trại có thể cho thuê hoạch từ 50 đến 60kg/1 gốc

Khi cơ sở vật chất đã đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng là lúc anh lặn lội lên tận Cao Phong của tỉnh Hòa Bình rồi ra Học viện Nông nghiệp I Hà Nội đặt cây giống về trồng khảo nghiệm. Qúa trình trồng khảo nghiệm anh nhận thấy chỉ có một số cây ăn quả có múi như cam, bưởi diễn, bưởi da xanh rất thích nghi với thổ nhưỡng ở đây. Hầu hết cam, bưởi được trồng tại đây cho quả mọng nước, ngọt lịm thơm và trái nhiều, ít bị sâu bệnh vì thế anh đã quyết định đầu tư đại trà theo mô hình Nông trại tổng hợp.

Xác định trồng cam công nghệ để cho "sản phẩm sạch" trước tiên không được dùng phân bón hóa học mà phải dùng phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì thế để có nguồn phân hữu cơ dồi dào từ nguyên liệu tự nhiên anh đã đầu tư một khu trang trại hơn 6000 m2 nuôi giun quế. Mỗi năm giun có thể sản xuất ra khoảng 4000 tấn phân để bón trực tiếp cho cây và khoảng 5000 lít dịch giun (dịch giun có thể ủ với đậu tương, xỉ than để thay thế cho phân đạm) giúp cây sinh trường và phát triển giữ màu xanh. Ngoài ra để vừa tận dụng được lượng cỏ sạch dưới gốc cam, gốc bưởi lại có nguồn phân hữu cơ để ủ cùng dịch giun và các loại mùn cây khác anh Vy đã đầu tư mua hơn 20 con ngựa và lạc đà các loại để chăn nuôi tại nông trại.

1950-125252782-369840807630463-3953692108262002917-n
Để tận dụng được lượng cỏ sạch dưới gốc cam, gốc bưởi lại có nguồn phân hữu cơ để ủ cùng phân giun và các loại mùn cây khác anh Nguyễn Văn Vy đã đầu tư mua hơn 20 con ngựa và lạc đà các loại nuôi tại nông trại

Nói về quy trình trồng và chăm sóc cam anh Cao Văn Sơn, quản lý nông trại Vy Giang cho biết: Hiện nay Nông trại đã trồng được gần 30.000 gốc cam bưởi các loại theo công nghệ mới, mỗi khóm từ 2 đên 3 gốc. Trong đó có khoảng 8.000 gốc bưởi da xanh; 9.200 gốc cam vinh; cam canh (cam đường) 9.500 gốc; 3.000 gốc cam vinh 2 và một số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt để cây cam, bưởi ở đây lúc nào lá cũng xanh, bóng khỏe, quả mọng căng, ngọt, thơm đúng với tiêu chí "3 Không” trong nông nghiệp gồm: Không dịch bệnh; không thuốc bảo vệ thực vật; không chất kích thích tăng trưởng theo tiêu chuẩn VietGAP thì tất cả phân bón sử dụng tại nông trại này đều do công nhân tự ủ.

Ngoài ra trong quá trình chăm sóc cây mà xuất hiện sâu bọ côn trùng gây hại chúng tôi đều sử dụng phương pháp bẫy côn trùng bằng đèn HB thắp sáng, đồng thời làm nổ mắt một số loại côn trùng gây hại. Những loại côn trùng gây hại bám theo thân cây thì do công nhân vừa làm cỏ vừa bắt giết. Hiện tại Nông trại chúng tôi đã áp dụng phương pháp tưới cây mới hiện đại là phương pháp, tưới nhỏ giọt (cây cam) và tưới xoay (cây bưởi)”.

1424-126057069-3523336374409850-6668854647212794006-n
Hơn 6.000 m2 trai giun quế mỗi năm sản xuất khoảng 4.000 tấn phân giun và 5.000 lít dịch giun được sử dụng để ủ phân hữu cơ bón cho cam tại Nông trại

Theo anh Sơn nhận định, tuy chi phí trồng 1ha cam sạch hữu cơ sẽ đắt hơn khoảng 40 triệu đồng so với 1ha cam thường. Tuy nhiên bù lại, cây cam hữu cơ ít sâu bệnh, giá thành cao hơn, đầu ra ổn định, giá cả và đầu ra của trái cam ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay cam bán ra thị trường có giá giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/1kg. Thế nhưng đối với cam sạch hữu cơ nguồn hàng vẫn hiếm nên khách hàng rất ưa chuộng vì thế giá bán có thể giao động từ 30.000 đến 35.000 đồng/1kg. Năm nay nếu thu hoạch hết và giá thị trường ổn định thì nông trại có thể thu về khoảng 2 tỷ đồng từ cam.

Được biết, ngoài mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, nông trại Vy Giang còn tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động với mức lương ổn định từ 7 triệu đồng/1 người/1tháng trở lên.

Kiều Vượng