GAP (khoảng trống giá) trong chứng khoán là gì?

Cập nhật: 15:05 | 16/06/2022 Theo dõi KTCK trên

GAP hay còn gọi là khoảng trống giá. Đây được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc là 2 cây nến liên tiếp.

Thông thường giá đóng cửa của phiên trước sẽ là giá mở cửa của phiên sau. Tuy nhiên, vào một số thời điểm thông tin được bơm vào thị trường quá mức sẽ khiến cho giá của cổ phiếu thay đổi mạnh, tạo ra những khoảng trống lớn trên đồ thị.

Có 2 hình thức GAP chủ yếu:

GAP Up (GAP tăng giá): Được tạo ra khi giá tăng vọt lên hay chính là khi giá mở cửa ngày hôm sau lớn hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.

GAP Down (GAP giảm giá): Được tạo ra khi giá nhảy vọt xuống hay chính là khi giá mở cửa ngày hôm sau thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.

Trong chứng khoán, GAP đóng vai trò chính là giúp Trader đánh giá, phân tích và thực hiện các giao dịch một cách đơn giản, hiệu quả. Hiện tượng về khoảng trống GAP có thể được lấp đầy hoặc không, thời gian lấp cũng khác nhau, có thể sau một vài phiên hoặc thậm chí lâu hơn.

Đặc điểm của khoảng trống giá GAP

GAP xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh và vùng hỗ trợ. Thông thường sẽ có xu hướng quay trở về các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định cụ thể xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.

GAP thường xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình đó.

0030-gap
Hình minh họa (nguồn internet)

Khi có sự kiện hay thông tin mới gây ra một lượng người tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc lượng người mua thì GAP thường xảy ra. Sự xuất hiện này tạo nên sự chênh lệch cao thấp giữa giá mở cửa và giá đóng cửa phiên giao dịch của ngày hôm trước.

Mỗi loại khoảng trống giá sẽ chỉ ra sự bắt đầu của xu hướng hoặc sự đảo chiều của xu hướng đó.

Các loại GAP trong chứng khoán

Common GAP - GAP thường (thông dụng, bình thường, thông thường)

Common GAP còn được gọi với các tên khác là GAP thường, GAP thông dụng,… Loại này mang tính khoảng trống tạm thời. GAP thông dụng thường sẽ xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và dao động trong các phạm vi hẹp.

Thông thường Common GAP cũng sẽ bị lấp kín không lâu sau đó, tuy vậy điều này không phải là luôn luôn. Khoảng cách của giá GAP sẽ không quá cách biệt. GAP này được coi là tín hiệu khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến các sàn giao dịch chứng khoán.

Breakaway GAP - GAP phá vỡ

Breakaway GAP hay còn gọi là GAP phá vỡ. Thường những GAP này sẽ xuất hiện khi có những thông tin, sự kiện bất ngờ xảy ra trên thị trường. Những thông tin này sẽ khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi. Có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Điều này khiến xu hướng giá nhanh chóng thay đổi theo.

Breakaway GAP đóng vai trò như một vùng kháng cự mạnh nếu là GAP Down hoặc là vùng hỗ trợ mạnh nếu là GAP Up. Trong nhiều trường hợp, loại GAP này không thể lấp đầy. Nhưng nếu xuất hiện một đợt lấp đầy hoặc lấp đầy một phần thì đây chính là một tín hiệu giao dịch tốt cho một cơ hội lý tưởng.

Runaway GAP - GAP tiếp diễn

Runaway GAP thường xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt của một mã cổ phiếu. Loại GAP này thường không bị lấp đầy vì thị trường sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng hiện tại. Trong xu hướng tăng, Runaway GAP sẽ là một GAP Up và ngược lại.

Trong xu hướng tăng, GAP tiếp diễn cho thấy được tâm lý phấn khích của nhà đầu tư. Khi giá đang tăng, nhà đầu tư sẽ quyết định mua thêm vì thấy được tiềm năng của mã cổ phiếu đó.

Trong xu hướng giảm, GAP tiếp diễn lại cho thấy tâm lý bi quan của bên bán. Nhà đầu tư lúc này sẽ quyết định bán mạnh vì nghĩ rằng khả năng phục hồi giá sẽ rất thấp.

Exhaustion GAP - GAP kiệt sức

Đây là khoảng trống kiệt sức, xuất hiện tại thị trường chứng khoán. GAP kiệt sức thường nằm tại đáy hoặc đỉnh sau khi đã hình thành xu hướng giảm hoặc tăng giá một thời gian dài trước đó.

Exhaustion GAP với khối lượng giao dịch lớn (volume) là sự xác nhận cao. Nhưng để đảm bảo được tính chính xác vẫn cần sự xác nhận của đường xu hướng. Các nhà đầu tư nên xem xét, canh bán cổ phiếu ở những phiên sau đó nếu xuất hiện tín hiệu nến tiêu cực.

Island Reversal - Gọi là GAP hòn đảo ngược

GAP đảo ngược là khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang, cuối cùng là đi xuống. Sau đó, GAP đảo ngược sẽ quay lại, nhưng sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà sẽ đi thẳng lên.

Điều này khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mắc kẹt. Khi giá giảm, họ muốn bán cổ phiếu đi nên xu hướng tiếp theo vẫn là giá giảm sâu.

Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) là gì?

Cổ phiếu OTC xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Over the Counter Market. Nó được hiểu là thị trường mua bán chứng khoán không ...

“Bong bóng” trong nền kinh tế là gì?

Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative ...

Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành (khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép) ...

Đại Dương