Gạo Thái Lan tiếp tục dẫn đầu bảng giá

Cập nhật: 09:10 | 15/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (Bộ Công Thương) dẫn thông tin từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết tính đến ngày 1/6, giá gạo trắng 5% tấm ở Thái Lan giao dịch ở mức 465 USD/tấn so với 423 - 427 USD/tấn của Việt Nam, 338 - 342 USD/tấn của Ấn Độ và 373 - 377 USD/tấn của Pakistan. Hiện thị trường gạo thế giới đã trở nên sôi động hơn và giá gạo đã nhích lên, sau khi nhiều quốc gia thúc đẩy nhu cầu thu mua nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Ukraine thông báo dừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo cho các quốc gia ngoài Đông Nam Á

Thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động trong tháng 5/2022

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ước tính xuất khẩu gạo của nước này đạt từ 600.000 - 650.000 tấn trong tháng 5/2022 theo các hợp đồng giao hàng. Chủ tịch TREA cho biết, Thái Lan đã xuất khẩu 2,29 triệu tấn gạo trị giá 39,4 tỷ Baht trong 4 tháng đầu năm 2022, tăng lần lượt 52,7% và 36,4% về số lượng và chất lượng so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, chỉ riêng tháng 4, Thái Lan đã xuất khẩu hơn 548.600 tấn gạo, trị giá 9,97 tỷ Baht, giảm lần lượt 15,3% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm xuất khẩu gạo trong tháng 4/2022 là do giá trong nước tăng khiến giá xuất khẩu tăng, dẫn đến các nhà nhập khẩu gạo trì hoãn việc mua và giao hàng.

4927-giagao
Ảnh minh họa

TREA dự báo, ​​giá gạo trong nước có thể sẽ tăng thêm 5%, tương đương 20 USD/ tấn trong quý II năm nay.

Các nhà phân tích thị trường dự báo, lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ đạt ít nhất 8 triệu tấn trong năm nay, vượt xa mục tiêu đề ra trước đó là 7 triệu tấn. Và giá trị xuất khẩu ước đạt 130 tỷ Baht, tăng so với con số 110 tỷ Baht của năm ngoái.

Về sản lượng lúa của niên vụ thu hoạch 2021-2022, hiệp hội dự kiến ​​sẽ tăng lên 30-32 triệu tấn, hoặc 20 triệu tấn gạo thành phẩm, tăng khoảng từ 27-28 triệu tấn lúa, hoặc 17 triệu tấn gạo xay sát so với niên vụ 2020-2021.

Trong khi đó, lạm phát quá cao, Philippines tiếp tục giảm thuế nhập khẩu gạo. Cụ thể, theo Reuters, chính phủ Philippines mới đây thông báo, để kiềm chế lạm phát, quốc gia này đã quyết định kéo dài việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo đối với các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á đến hết năm 2022.

Theo đó, mức thuế suất được Philippines áp dụng đối với các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á là 35%, mức trước đó là 40-50%.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Philippines, quốc gia được dự báo sẽ là khách hàng mua gạo lớn thứ hai thế giới trong năm nay sau Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ nhập khẩu 2,8 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023 để bù đắp sự thiếu hụt trong nước.

Động thái mới nhất của Philippines đã đưa thuế quan đối với gạo nhập khẩu từ các nước ngoài Đông Nam Á tương quan với mức thuế hiện hành 35% đối với hàng nhập khẩu từ các nước láng giềng trong khu vực. Philippines vẫn phụ thuộc nhiều vào gạo của Việt Nam và cũng mua một số lượng hàng từ Thái Lan.

Ít khi nhập khẩu từ Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng Manila gần đây đã đưa ra ý tưởng đa dạng hóa nguồn cung để có nguồn hàng rẻ hơn và gạo Ấn Độ là một lựa chọn thay thế.

Quyết định mới của Manila được đưa ra vào thời điểm Thái Lan và Việt Nam đang có kế hoạch tăng giá, mặc dù một quan chức hàng đầu của Thái Lan đã đặt ra câu hỏi về tính khả thi của kế hoạch này.

Ngoài ra, chính phủ Philippines cũng cắt giảm thuế đối với ngô, thịt heo và thông báo tạm thời dỡ bỏ thuế nhập khẩu 7% đối với than nhập khẩu, một loại nhiên liệu quan trọng trong sản xuất điện. Thuế suất ngô đã được cắt giảm xuống còn 5 - 15%, có hiệu lực cho đến cuối năm 2022 và trở lại 35 - 50% vào năm tới, trong khi thuế đối với các sản phẩm thịt heo sẽ vẫn ở mức thấp hơn từ 15 - 25% cho đến cuối năm và trở lại lên 30 - 40% trong năm tới.

Thu Uyên (Tổng hợp)