“Gã khổng lồ” đất hiếm Trung Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, cổ phiếu KSV bứt phá sau chuỗi lao dốc

Cập nhật: 14:09 | 27/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu KSV bất ngờ bứt phá sau khi nhận được thông tin hỗ trợ từ phía công ty mẹ Vinacomin. Tuần trước, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc, đơn vị kiểm soát 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn hợp tác với “anh cả” ngành khoáng sản Việt Nam.

“Gã khổng lồ” đất hiếm Trung Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, cổ phiếu KSV bứt phá sau chuỗi lao dốc
Cổ phiếu KSV bất ngờ bứt phá sau khi nhận được thông tin hỗ trợ liên quan đến sự hợp tác giữa công ty mẹ Vinacomin với Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc

Trong phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 27/11/2023, ngược dòng thị trường chung, khoảng hơn 30 phút sau giờ mở cửa, cổ phiếu KSV của Tổng Công ty Khoáng sản TKV (Vimico) – công ty con thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) bất ngờ bật tăng kịch trần lên mức 33.000 đồng/cp. Đáng chú ý, sau khi chạm đến mức đỉnh một năm vào hồi đầu tháng 10, mã này liên tục giảm và đã mất khoản 30% giá trị.

Màn bứt phá sáng nay của cổ phiếu KSV được hỗ trợ bởi thông tin tích cực diễn ra sau khi nhận được thông tin hỗ tích cực từ phía công ty mẹ.

“Gã khổng lồ” đất hiếm Trung Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, cổ phiếu KSV bứt phá sau chuỗi lao dốc
Cổ phiếu KSV tăng kịch trần trong phiên sáng 27/11

Cần biết, tuần trước, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, đoàn công tác của Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc do ông Hồ Cổ Hoa – Phó tổng giám đốc dẫn đầu đã bày tỏ mong muốn tìm kiếm những cơ hội hợp tác trong thời gian tới với Vinacomin.

Ghi nhận sự quan tâm và nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác từ phía Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc, ông Nguyễn Hoàng Anh cho hay, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ hội hợp tác giữa Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc và TKV dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành.

Trước đó, ngày 22/11/2023, website của Vinacomin cũng đã thông tin về cuộc gặp giữa lãnh đạo Tập đoàn này là Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải với Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc. Đáng chú ý, tại cuộc gặp này, phía Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đã ngỏ lời mời đoàn công tác của Vinacomin sang thăm các dây chuyền, mô hình khai thác, chế biến đất hiếm nhằm cùng chia sẻ kinh nhiệm và hợp tác phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu đất hiếm này thời gian tới tại Việt Nam.

“Gã khổng lồ” đất hiếm Trung Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, cổ phiếu KSV bứt phá sau chuỗi lao dốc
Tổng giám đốc Vinacomin Đặng Thanh Hải tiếp và làm việc với Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc

Trước đó nữa, hồi tháng 6, “gã khổng lồ” Trung Quốc cũng đã sang thăm, làm việc với Vinacomin và trực tiếp khảo sát mỏ đất hiếm ở tỉnh Lai Châu và mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển trong lĩnh vực đất hiếm với Vinacomin.

Đất hiếm là một loại khoáng sản đặc biệt, gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, từ điện thoại thông minh, máy tính đến xe đạp và máy bay chiến đấu. Loại khoáng sản được mệnh danh là “vàng của thế kỷ XXI” được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao và là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn được rất nhiều nhà sản xuất “thèm muốn”.

Cục Khảo sát địa chất Mỹ ước tính, tại Việt Nam, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm đạt khoảng 22 triệu tấn, chiếm 18% tổng trữ lượng toàn thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc với trữ lượng 44 triệu tấn.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến trong thời kỳ đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái). Trong đó, Đông Pao - mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn nhất cả nước thuộc quyền quản lý của Công ty CP Đất hiếm Lai Châu – Vimico do Vimico nắm quyền chi phối.

Trong khi đó, tại Trung Quốc - quốc gia đang dẫn đầu thế giới về sản lượng cùng công nghệ sản xuất và tinh chế đất hiếm, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc kiểm soát tới 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của quốc gia này.

Chân dung “siêu tập đoàn” đất hiếm Trung Quốc

Được biết, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc được thành lập vào tháng 12/2021, trên cơ sở sáp nhập ba trong số sáu doanh nghiệp “thống trị” ngành đất hiếm Trung Quốc, bao gồm: Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Aluminum Corporation of China - CHALCO), Tập đoàn Minmetals Trung Quốc (China Minmetals Corporation) và Tập đoàn Đất hiếm Cám Châu (Ganzhou Rare Earth Group Co., Ltd).

“Siêu tập đoàn” này được tạo ra nhằm đẩy nhanh sự phát triển bền vững của loại quặng đất hiếm hấp thụ ion được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc, trong khi Tập đoàn Đất hiếm Bắc Trung Quốc phụ trách khai thác đất hiếm ở khu vực phía Bắc, qua đó tăng cường và củng cố sức mạnh của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu, vốn nằm trong tay họ suốt nhiều năm qua.

Cụ thể, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc sở hữu tài nguyên ở các tỉnh Giang Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên và Hồ Nam, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và kiểm soát 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc, bao gồm gần 70% sản lượng đất hiếm nặng và gần 42% sản lượng phân tách và xử lý quặng của quốc gia.

Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban Giám sát Tài sản nhà nước Trung Quốc, cũng là cổ đông lớn nhất nắm giữa 31,21% cổ phần của doanh nghiệp này. Trong khi đó, ba pháp nhân lõi tạo nên “siêu tập đoàn” này là Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, Tập đoàn Minmetals Trung Quốc và Tập đoàn Đất hiếm Cám Châu, mỗi doanh nghiệp nắm giữ 20,3% cổ. Ngoài ra, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc còn có hai cổ đông khác là công ty nghiên cứu China Iron & Steel Research Institute Group và Grinm Group Corporation Ltd.

Được biết, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc có hạn ngạch khai thác vào khoảng 53.000 tấn (31% tổng hạn ngạch toàn quốc), 47.000 tấn hạn ngạch luyện kim (29% hạn ngạch quốc gia), chiếm trên 60% nguồn cung đất hiếm trên toàn bộ Trung Quốc.

Theo tờ China Briefing, sự ra đời của “siêu tập đoàn” này góp phần nâng cao định giá của các các loại đất hiếm quan trọng như dysprosium và terbium và tăng cường vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, việc sáp nhập các “ông lớn” cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này chia sẻ công nghệ, tối ưu hoá nguồn lực và giảm chi phí.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đạt hơn gần 3,8 tỷ nhân dân tệ (tương đương 531 triệu USD).

Kết thúc năm tài chính 2022, “siêu tập đoàn” này ghi nhận doanh thu đạt gần 3,8 tỷ nhân dân tệ ( khoảng 531 triệu USD), tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận cũng tăng trưởng vượt trội, lên tới 116,65%, đạt mức 415 triệu nhân dân tệ (58 triệu USD).

Doanh nghiệp quốc tế "ồ ạt" đến Việt Nam săn tìm nguồn đất hiếm

Giới quan sát nhận định, Việt Nam đang sở hữu một trữ lượng đất hiếm khá lớn nhưng chưa được khai thác. Vì vậy, nhiều ...

"Hồi sinh" Đông Pao sau 7 năm: Việt Nam sắp có dự án đất hiếm thuộc top lớn nhất thế giới

Việc khai thác hiệu quả mỏ Đông Pao vào năm 2024 – vốn đã không hoạt động trong ít nhất 7 năm qua, sẽ đưa ...

200 triệu cổ phiếu KSV được chấp thuận niêm yết trên HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo chấp thuận niêm yết cổ phiếu KSV của Tổng Công ty CP Khoáng ...

Hà Lê