EU “mất nhiều hơn được” nếu áp thuế nhập khẩu năng lượng của Nga

Cập nhật: 17:21 | 19/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo trang Oilprice, mới đây, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov cảnh báo các nhà nhập khẩu có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua dầu thô hoặc phải tìm nguồn cung thay thế nếu EU áp thuế nhập khẩu đối với dầu thô của Nga.

Trước đó, Mỹ đề xuất EU áp thuế nhập khẩu đối với dầu thô của Nga thay vì cấm vận hoàn toàn nhằm giảm bớt nỗi lo về an ninh năng lượng.

Mỹ cũng dự định sẽ áp thuế đối với dầu mỏ của Nga nhằm gây thiệt hại vào nguồn thu ngân sách của chính quyền ông Putin.

Đề xuất của Mỹ dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị cấp cao G7 tổ chức tại Brussels vào cuối tuần này. Hiện EU vẫn đang gặp khó khăn trong tìm tiếng nói chung giữa các nước thành viên về việc có nên cấm vận dầu mỏ từ Nga hay không.

1914-dauthonga
Dầu thô của Nga không dễ thay thế

Theo đó, EU đang đề xuất giảm dần việc nhập khẩu dầu thô của Nga trong 6 tháng tới và ngừng mua các sản phẩm tinh chế khác vào cuối năm nay. Song, Hungary, Slovakia và Croatia đang đe dọa sự thống nhất của khối kinh tế chung khi phản đối đề xuất này.

Đầu tháng 5, các nước thành viên G7 cam kết ngừng mua dầu thô của Nga. Tuy nhiên, họ cũng không nói cụ thể khi nào và bằng cách nào thực hiện cam kết đó. Mỹ đã cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga trong đó bao gồm dầu mỏ, khí LNG, than bắt dầu tháng 3.

Thế nhưng EU vẫn chưa thể dừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Nga do lo ngại thiếu hụt nguồn cung trầm trọng và giá sẽ ngày càng theo thang. Điều này có thể tiềm ẩn rủi ro kinh tế Châu Âu bước vào thời kỳ suy thoái.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đề xuất EU có thể kết hợp giữa áp thuế và cấm vận nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

“Chúng tôi sẽ không cố đưa ra giải pháp tốt đối với tình hình của EU hiện tại. Thế nhưng, chúng tôi đã thảo luận một số vấn đề đang được các bên cân nhắc”, bà Janet Yellen nói.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 18/5 cho biết EU dự định huy động khoản đầu tư trị giá lên tới 300 tỷ euro vào năm 2030 để chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Phát biểu trước báo giới, bà Von der Leyen cho hay các khoản đầu tư trên sẽ bao gồm 10 tỷ euro cho hệ thống cơ sở hạ tầng khí đốt, 2 tỷ euro cho dầu mỏ và phần còn lại dành cho năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, EU cũng đang đề xuất các mục tiêu ràng buộc pháp lý cao hơn đối với năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng vào năm 2030.

Còn theo Bloomberg, việc giảm xuất khẩu dầu của Nga xuống mức 0 không phải là điều nên làm và cũng không phải là điều có thể đạt được.

Petrolimex quý I/2022: Lợi nhuận giảm mạnh dù giá xăng dầu tăng cao

Lợi nhuận của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) ghi nhận quý I/2022 giảm 40% so với cùng kỳ mặc dù ...

Giá xăng dầu hôm nay 19/5/2022: Tăng phi mã

Giá xăng dầu hôm nay trên thế giới tăng mạnh chủ yếu do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc sẽ phục ...

OPEC không thể tăng sản lượng để bù đắp nguồn cung dầu từ Nga?

Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc họp giữa các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và đại diện OPEC tại Vienna (Áo), ...

Lâm Tuyền

Tin liên quan