Đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam liên tiếp giảm

Cập nhật: 16:10 | 07/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, xuất khẩu đường (HS:1701) của Thái Lan vào Việt Nam trong tháng 4/2021 xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 16,3% so với tháng trước và giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 25,8 nghìn tấn.

Giá thép hôm nay 7/6/2021: Thép thanh giảm nhẹ trên sàn Thượng Hải

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm vì nhu cầu giảm

Giá gas hôm nay 7/6/2021: Giá khí đốt tự nhiên tăng trong phiên giao dịch đầu tuần

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm 41,3% (tương ứng 158,4 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 225,6 nghìn tấn.

Bình quân 4 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam đạt 380 USD/tấn (FOB), tăng 10,9% so với mức giá 343 USD/tấn (FOB) của cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 4/2021, giá đường xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam đạt bình quân 430 USD/tấn, tăng 8,4% so với tháng 3/2021 và tăng tới 29,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế tạm thời thuế CBPG, CTC đối với đường nhập khẩu Thái Lan, giá mua mía trong nước niên vụ 2020-2021 đã tăng từ 150.000- 200.000 đồng/tấn mía so với trước đây, đạt bình quân 1 triệu đồng/tấn mía (tương đương khoảng 44,36 USD/tấn mía).

4128-nhapkhauduong
Ảnh minh họa

Mức giá này đã tiệm cận với giá mía trong khu vực ASEAN (khoảng trên dưới 50 USD/tấn mía).

Xuất khẩu Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn (HS: 1701) của Thái Lan sang các thị trường trong tháng 4 và 4 tháng năm 2021 (Số liệu từ Hải quan Thái Lan)

Thị trường cung cấp

Tháng 4/2021

So với tháng 3/2021 (%)

So với tháng 4/2020 (%)

4 tháng đầu năm 2021

So với 4 tháng năm 2020 (%)

Tổng

330.640

52,7

-48,0

1.173.174

-55,7

Indonesia

88.383

198,8

-68,8

292.220

-75,6

Việt Nam

25.845

-16,3

-85,9

225.625

-41,3

Campuchia

52.993

-18,8

300,9

194.549

9,7

Hàn Quốc

75.835

1.159,7

632,1

107.389

-45,3

Malaysia

6.625

-23,8

-14,3

54.315

-33,5

Nhật Bản

22.329

5.254,7

20,1

51.548

-6,9

Đài Loan

16.011

-7,0

-46,7

48.798

-66,6

Lào

3.698

-72,7

-24,5

46.992

14,7

Singapore

7.115

-28,3

-46,1

31.604

-38,4

Papua New Guinea

2.634

-34,5

-32,0

17.662

-16,8

TT khác

29.173

-5,9

-57,2

102.472

-65,0

Duy trì các biện pháp hỗ trợ ngành mía đường

Cũng theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2021, hầu hết các nhà máy mía của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2020-2021, toàn ngành đã ép được 6,3 triệu tấn mía sản xuất được 661.712 tấn đường.

Ước tính sản lượng đường của vụ 2020-2021 sẽ đạt khoảng dưới 700.000 tấn, thấp hơn 100.000 tấn so với vụ 2019-2020 và chưa bằng một nửa so với vụ 2017/18.

VSSA đánh giá đây là mức thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà chưa quốc gia trồng mía nào trong khối ASEAN phải gánh chịu vì sự sút giảm vùng nguyên liệu khiến các nhà máy buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa.

Lượng nhà máy đường Việt Nam phải đóng cửa cũng là mức kỷ lục trong khối ASEAN. Hiệp hội cho rằng với sự thiệt hại nghiêm trọng như trên, một số khu vực trồng mía của Việt Nam rất khó có khả năng hồi phục.

Theo tính toán của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường thô Thái Lan nhập khẩu về đến cảng Việt Nam nếu tính theo mức bình quân hai năm 2019 và 2020 sau khi áp thuế CBPG 33,88% và mức thuế ATIGA 5% sẽ tương đương 10,8 triệu đồng/tấn.

Trong khi theo cách tính được các quốc gia trồng mía trong ASEAN thừa nhận là giá mía chiếm từ 65-70% giá đường, với giá đường thô 10,8 triệu đồng/tấn, thì giá mía chỉ còn khoảng 702.457- 756.492 đồng/tấn.

Nguyên nhân là đường thô nhập khẩu giá thấp sẽ dìm giá đường xuống khiến cho đường sản xuất trong từ mía trong nước tiếp tục bị ép giá dẫn đến không thể bán được hoặc bán dưới giá thành sản xuất khiến không thể duy trì giá mua mía và thanh toán tiền mía cho nông dân.

Đồng thời, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cũng cho rằng phòng vệ thương mại phải bảo đảm cho người nông dân được hưởng giá mía tương đương với các đồng nghiệp trong khu vực và khi đó ngành đường Việt Nam mới có cơ may tồn tại.

Do đó, Hiệp hội đề xuất Bộ Công Thương xem xét mức thuế CBPG, CTC đối với đường thô một cách cẩn trọng có tính đến tác động đến giá mua mía cho nông dân và liên quan trực tiếp đến việc tồn tại, phát triển và phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm