Dược phẩm OPC (OPC) dự kiến phát hành 39 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn

Cập nhật: 12:06 | 30/05/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Dược phẩm OPC (HOSE – Mã: OPC) thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

0252-opc
Dược phẩm OPC (OPC) dự kiến phát hành 39 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn. Hình minh họa.

Sau khi được ĐHĐCĐ thông qua thì đến ngày 26/05, OPC đã có nghị quyết về việc phát hành gần 39 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn cổ phần.

Theo đó, OPC dự kiến phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 145%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 145 cổ phiếu mới, thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2022 và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phát hành.

Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ OPC sẽ tăng từ 265,8 tỷ đồng lên 651,1 tỷ đồng.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, OPC ghi nhận doanh thu đạt 380,44 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 40,29 tỷ đồng, lần lượt tăng 36,4% và 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm 43,1% về còn 38,2%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 21% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 25,19 tỷ đồng lên 145,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 29,3%, tương ứng tăng thêm 21,08 tỷ đồng lên 93,06 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, OPC đặt kế hoạch doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 177 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 50,93 tỷ đồng, OPC đã hoàn thành 28,8% kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên sáng 30/5, cổ phiếu OPC đang giao dịch quanh mức 57.300 đồng/cp.

0336-opc
Diễn biến giá cổ phiếu OPC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Triển vọng tăng trưởng ngành dược năm 2022

Chứng khoán SSI (SSI Research) định tác động từ dịch Covid-19 sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí mang lại một số lợi ích tích cực. Với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ hai mũi, trong khi các biến thể Covid mới có thể ít nguy hiểm hơn với tỷ lệ nhập viện thấp hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ sớm vượt qua mức trước dịch và tăng trưởng 13% trong năm nay. Chi tiêu y tế trong nước sẽ trở lại mức bình thường khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Số lượt đến thăm khám tại bệnh viện cũng dự kiến hồi phục về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng Covid-19 nhẹ). Đặc biệt, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid-19 (do Pfizer và MSD chuyển giao) và có thể sớm thương mại hóa trong năm nay.

Đơn vị ước tính lợi nhuận của các công ty chăm sóc sức có thể tăng trưởng mạnh với giá các dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc men dự kiến tăng 4 - 6%. Việc tăng giá là tất yếu do các công ty dược phẩm đã phải ứng phó với việc giá nguyên liệu (API) tăng cao, trong khi các bệnh viện phải đối mặt với nhiều chi phí hoạt động đắt đỏ trong hai năm qua khi đại dịch bùng phát.

Tổng công ty 36 (G36): Người thân “Sếp lớn” đã mua xong 1,52 triệu cổ phiếu

Người thân lãnh đạo Tổng công ty 36 - CTCP (UPCoM – Mã: G36) báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu G36.

Cơ hội đầu tư cổ phiếu từ gói hỗ trợ lãi suất 2% và các ngành nghề tiềm năng

Chứng khoán Agribank (Agriseco) đã đưa ra những tác động từ gói hỗ trợ lãi suất 2% tới thị trường chứng khoán và đưa ra ...

Chứng khoán phiên sáng 30/5: Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co quanh tham chiếu

Mở cửa phiên đầu tuần, VN-Index tăng gần 5 điểm, tuy nhiên lực cung tại vùng 1.290 điểm nhanh chóng khiến chỉ số lùi về ...

Khánh Vân