Đứng trước khả năng bị hủy niêm yết, Kim Vĩ (KVC) nói gì?

Cập nhật: 17:10 | 31/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Ngay sau khi nhận được thông báo về việc cổ phiếu KVC có khả năng bị hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp (2020-2022), Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ đã có văn bản giải trình về vấn đề này.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo về cổ phiếu KVC của Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ có khả năng bị hủy bỏ niêm yết. Theo văn bản của HNX, cổ phiếu KVC của Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ có khả năng bị hủy bỏ niêm yết do Công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục (2020, 2021 và 2022).

Vì vậy, HNX sẽ xem xét tiến hành hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KVC theo quy định. Đồng thời, HNX cũng đề nghị Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ có văn bản phản hồi về vấn đề nêu trên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày 29/3/2023.

Đứng trước khả năng bị hủy niêm yết, Kim Vĩ (KVC) nói gì?
HNX cũng đề nghị Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ có văn bản phản hồi về vấn đề nêu trên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày 29/3/2023

Ngay sau khi nhận được thông báo về việc cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp (2020-2022), Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ đã có văn bản giải trình về vấn đề này.

KVC cho biết năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 325,7 tỷ đồng và lỗ sau thuế 40,6 tỷ đồng. Nguyên nhân do trong năm 2020, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bởi tác động kép từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung và diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Ngành sản xuất inox cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc các nước châu Âu và Mỹ cấm vận nguồn hàng từ Trung Quốc dẫn đến sản phẩm ùn ứ, khiến các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng qua Việt Nam để lấy xuất xứ sản phẩm hoặc chuyển sản xuất qua Việt Nam nhằm bán phá giá sản phẩm trong nước.

Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020, diễn biến phức tạp, khó lường và kéo dài tại Việt Nam và trên toàn thế giới... khiến các nguồn cung cấp nguyên liệu của Công ty bị phong tỏa, hạn chế, thiếu hụt. Yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe, nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm lại giảm, sản xuất giảm, cầm chừng, trong khi chi phí khấu hao tài sản cố định, khấu hao nhà xưởng và máy móc thiết bị mới đầu tư hoàn thành sử dụng trong năm lại gia tăng, gánh nặng chi phí lãi vay không suy giảm so với năm trước...

Mặc dù Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty đã chủ động hàng loạt giải pháp trong điều hành sản xuất kinh doanh để ứng phó và giảm tối đa ảnh hưởng của đại dịch, nỗ lực cắt giảm các chi phí không hợp lý, cải tiến quy trình sản xuất, gia tăng về số lượng khách hàng mới, nhưng vẫn không bù đắp được những khó khăn gặp phải trong năm 2020 làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ

Năm 2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi doanh thu thuần chỉ đạt 190,2 tỷ đồng và lỗ sau thuế 33 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh năm 2021 của Công ty bị lỗ do khi cả nước thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, Công ty đã không đủ điều kiện để thực hiện "03 tại chỗ" nên ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục.

Sang giai đoạn hậu COVID-19, tất cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều tăng chóng mặt, vật giá leo thang do đứt gây chuỗi cung ứng; sức mua của thị trường trong nước giảm sâu, bên cạnh đó sức mua sau dịch có phần miễn cưỡng và chưa có dấu hiệu hồi phục; chi phí logistic tăng cao sau dịch, hàng hóa lưu thông chậm.

Về đặc thù ngành, sản phẩm inox của Công ty từng bước thay đổi để phù hợp theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ" do Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 15/2019/TT-BKHCN ngày 15/11/2019. Theo đó, nguồn nguyên liệu sản xuất thép không gỉ của Công ty hiện nay (chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trong nước) vẫn chưa thể đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật mới này. Nguồn nguyên liệu thay thế được xúc tiến thực hiện, tuy nhiên đại dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ 4 tại Việt Nam đã làm ảnh hưởng nặng nề. Yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe, nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm lại giảm.

Đến năm 2022, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cải thiện hơn nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng thua lỗ. Doanh thu cả năm 2022 đạt 219 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021, nhưng tiếp tục lỗ sau thuế 12 tỷ đồng.

Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi di chứng, dư âm xấu từ năm 2020 -2021 và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các cuộc chiến tranh thế giới dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa chậm, tồn kho giá cao, giá cả vật tư thu mua biển lượng thất thường. Giá bán không đủ bù đắp giá vốn đã làm Công ty thua lỗ. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh thép trong năm 2022.

Mặc dù Công ty đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp ứng phó nhằm hạn chế các khoản lỗ, kinh doanh có lãi để bù đắp một phần khoản lỗ lũy kế trên BCTC năm 2021, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả không đạt được như mong muốn.

Vai trò của cổ phiếu niêm yết, khác nhau giữa cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết

Cổ phiếu niêm yết có vai trò hỗ trợ thị trường hoạt động một cách ổn định, bằng cách lựa chọn các chứng khoán có ...

VNDirect ra mắt bảng giá DBOARD cải tiến với các tiện ích giao dịch đột phá

Công ty chứng khoán VNDirect chính thức ra mắt Bảng giá DBOARD phiên bản mới cải tiến kể từ ngày 30/3/2023.

Thị trường trái phiếu quý 1/2023: Tổng giá trị mua lại TPDN trước hạn giảm hơn 73% so với quý 4/2022

Công ty CP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa có báo cáo thị trường trái phiếu trong quý 1/2023, trong đó có các nội dung ...

Nhật Hải