Đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán: Nới chính sách, mạnh tay xử lý vi phạm

Cập nhật: 08:48 | 05/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Bên cạnh duy trì mức phạt tiền cao nhất 300 - 400 triệu đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng, điểm mới tại dự thảo nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là còn buộc doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa 60 ngày...

Nhiều vi phạm trên thị trường chứng khoán vào tầm ngắm xử phạt nặng
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt CTCP Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng. Cùng với đó, công ty còn bị phạt 60 triệu đồng do báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn quy định pháp luật đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2017, 2018; Báo cáo thường niên năm 2018; Nghị quyết họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019…

Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, UBCKNN đã xử phạt nhiều trường hợp tương tự như: Hanel, Cảng Quảng Ninh, Bê tông Xây dựng Hà Nội...

Thời gian qua, câu chuyện doanh nghiệp không hoặc chậm trễ đưa cổ phiếu lên sàn có lẽ không có gì là mới. Sau nhiều năm thực hiện cơ chế gắn cổ phần hóa với đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, hiện vẫn còn hàng trăm công ty chưa tuân thủ quy định đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán tập trung dù đã cổ phần hóa nhiều năm gây bức xúc cho cổ đông, nhà đầu tư.

Theo đó, trong số rất nhiều doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt, hiện còn nhiều công ty vẫn tiếp tục chây ì đưa cổ phiếu lên sàn như Dược phẩm Vĩnh Phúc, Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1, Tổng Công ty Rau quả nông sản…

Như vậy, có thể nói, việc cơ quan quản lý nhắc nhở, vận động, xử phạt chưa tạo được tính răn đe đối với nhóm doanh nghiệp này. Cụ thể, điểm hở của chế tài hiện hành là sau khi doanh nghiệp bị xử phạt và tái diễn thực trạng vi phạm các quy định phát luật hiện hành, chúng ta vẫn chưa có thêm các biện pháp xử lý bổ sung. Điều này giải thích tại sao tuy UBCKNN tăng cường xử phạt nhưng hiện còn hàng trăm doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhiều năm vẫn chưa đưa cổ phiếu lên sàn.

Để khắc phục bất cập trên, bên cạnh duy trì mức phạt tiền cao nhất 300 triệu đồng - 400 triệu đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng, điểm mới tại dự thảo nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là còn buộc doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa 60 ngày.

Ngoài tăng chế tài xử phạt với các trường hợp vi phạm như trên, nhiều ý kiến cho rằng cơ chế lên sàn cần tiếp tục cải thiện thông thoáng đồng thời, thị trường chứng khoán phải tạo sức hấp dẫn thu hút doanh nghiệp mong muốn đưa cổ phiếu lên sàn để được hưởng nhiều lợi ích hơn là thiên về thúc ép mang tính cưỡng bức như hiện nay.
Hà Nội: Đề xuất tăng mức xử phạt công trình vi phạm trật tự xây dựng

Theo dự thảo này, với hành vi vi phạm xây dựng, mức tiền phạt được đề xuất tăng lên gấp đôi hiện nay, cao nhất ...

Xi măng Sài Sơn (SCJ) vi phạm về thuế, bị phạt và truy thu thuế hơn 9 tỷ đồng

Cục thuế TP Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với CTCP Xi măng Sài Sơn (UPCOM - Mã: ...

Báo cáo sai lệch thông tin giao dịch, cổ đông SSN bị xử phạt 10 triệu đồng

Ngày 21/9/2020, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm