Dự thảo Luật Lao động: Giảm giờ làm từ 48h xuống 44h/tuần có "khoan thư sức dân"?

Cập nhật: 16:04 | 05/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dự thảo Luật Lao động sửa đổi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (vấn đề giảm giờ làm việc trong tuần) vẫn đang tiếp tục được lấy ý kiến của các cơ quan, bộ ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan. Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua Luật này

giam gio lam tu 48h xuong 44htuan co khoan thu suc dan

Quảng Ngãi: 16/86 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán

giam gio lam tu 48h xuong 44htuan co khoan thu suc dan

Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp sợ chi phí, tiền lương tăng cao

Đáng chú ý, trong nội dung dự thảo có đề nghị giảm giờ làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần.

Về việc này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi tới Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đề nghị giữ nguyên số giờ làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành.

giam gio lam tu 48h xuong 44htuan co khoan thu suc dan

Theo VASEP, việc giảm giờ làm thêm giờ trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm gia tăng gánh nặng, gây tác động xấu tới doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hiện nay, ngay cả khi Việt Nam quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần thì các doanh nghiệp của nhiều ngành nghề như: Dệt may, thủy sản, da giày đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/năm theo quy định. Thậm chí, có doanh nghiệp vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng máy bay.

“Nếu giảm từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm tối thiểu 150%; 200%; 300% đơn giá tùy theo ngày làm thêm. Đối với 1 doanh nghiệp quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm”, VASEP phân tích.

Hơn thế nữa, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn đưa ra nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước có thu nhập cao có khuynh hướng quy định giờ làm việc tiêu chuẩn thấp hơn so với các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Đối với Việt Nam khi so sánh với các nước có thu nhập bình quần đầu người và quy định về giờ làm việc trong một số nước ASEAN cho thấy, trình độ phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực, trong khi đa số các nước vẫn duy trì thời gian làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần.

Theo VASEP, dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi đang yêu cầu tính lương làm thêm giờ theo lũy tiến, trong khi giờ làm việc lại dự kiến giảm xuống khiến chi phí cho tiền lương, tiền công lao động càng tăng cao, gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam và càng khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp sụt giảm nhiều so với các nước khác.

Các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại về chi phí lao động của Việt Nam ngày càng tăng cao sau khi quy định về giảm giờ làm việc được ban hành, nhất là trong bối cảnh các mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam đang đứng ở mức cao trong khu vực và lương tối thiểu vùng ở Việt Nam tăng đều qua các năm. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể rút khỏi Việt Nam và các doanh nghiệp khác đang dự kiến đầu tư vào Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác trong khu vực thay vì đầu tư tại Việt Nam.

Ngoài ra, VASEP cho hay, theo thông lệ quốc tế, giờ làm việc trong khoảng 40 - 44 giờ/tuần đa phần đều thuộc các quốc gia phát triển như EU, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…, còn các nước đang phát triển và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc ở mức 48 giờ/tuần như: Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Philippines, Lào, Bangladesh, Camphuchia….

Xét các ảnh hưởng và tác động xấu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đối với toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như xem xét trên tương quan của các nước khác đang trong hiện trạng phát triển kinh tế tương tự Việt Nam, VASEP đề nghị giữ nguyên số giờ làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành.

Công nhân muốn được giảm giờ làm

Ở góc độ khác, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc giảm giờ làm việc cho người lao động. Một ý kiến cho rằng: Điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đã có thể giảm giờ làm cho người lao động (NLĐ). Bên cạnh đó, giờ làm việc của khối doanh nghiệp (DN) và các cơ quan Nhà nước cần bằng nhau, không phân biệt.

Chị N.T.N - một nữ công nhân (CN) đang làm tại một công ty may tại KCN Đại Đồng (Bắc Ninh) - cho biết, chị phải làm từ thứ 2 đến thứ 7. Sau một tuần làm việc mệt mỏi, chị chỉ biết vùi đầu trong phòng trọ để… ngủ cho hồi sức rồi lại chuẩn bị một vòng quay làm việc của tuần kế tiếp.

Chị N cho hay, nếu không tăng ca, thu nhập của nữ CN này cũng chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng, không đảm bảo trang trải cho cuộc sống, trong khi tăng ca thì được 7 triệu đồng/tháng. Theo chị N.T.N, chỉ có một số ít công ty cho nghỉ 2 thứ 7 mỗi tháng; còn hầu hết công nhân lao động vẫn phải làm tất cả các thứ 7 và chỉ được nghỉ chủ nhật.

“Cùng là NLĐ, tất nhiên tôi cũng mong được nghỉ cả thứ 7, chủ nhật để có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động cũng như có thêm thời gian chăm lo cho gia đình. Nhưng đã là quy định, CN phải đi làm thôi. Làm thì mới có thêm thu nhập. Do lương thấp, nên CN còn phải làm thêm để có thêm thu nhập, chứ không có cách nào khác”, chị N chia sẻ.

giam gio lam tu 48h xuong 44htuan co khoan thu suc dan

Theo dự thảo Bộ luật Lao động, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần, thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Đối với nội dung về thời giờ làm việc bình thường trong dự thảo, nhóm hơn 30 tổ chức và cá nhân thuộc 6 mạng lưới/ nhóm làm việc khuyến nghị nên giảm số giờ làm việc xuống 40 giờ/tuần hoặc 44 giờ/tuần. Lý do khuyến nghị này được đưa ra là số quỹ giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam đã ở mức cao so với khu vực (2.320 giờ/năm). Bên cạnh đó, xu hướng của thế giới hiện nay đang đẩy mạnh việc tăng lương, giảm giờ làm; nếu tăng giờ làm là đi ngược lại với xu hướng của thế giới. Các tiêu chuẩn của khách hàng cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất của Việt Nam phải đáp ứng mức lương đủ sống…

Bên cạnh đó, còn có sự phân biệt giờ làm việc giữa khối DN và các cơ quan Nhà nước. Trong khi khối DN, thời giờ làm việc ở mức 48 giờ, thì ở khối cơ quan Nhà nước chỉ ở mức 40 giờ. Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐVN) cho rằng, điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đã có thể giảm giờ làm cho NLĐ.

“Vào thứ 7, tại một số chương trình truyền hình, người dẫn chương trình thường có lời chúc người xem có thời gian ấm áp bên người thân. Nghe những lời chúc này, tôi rất chạnh lòng khi nghĩ đến những NLĐ trong khối DN vẫn phải đi làm cả thứ 7. Cũng là NLĐ, nhưng trong khi ở khu vực nhà nước được nghỉ thứ 7, còn khu vực DN vẫn phải làm”, ông Quảng chia sẻ, đồng thời đề xuất bỏ sự bất bình đẳng giữa các khu vực, kéo thời gian làm việc của hai khu vực bằng nhau.

Giảm giờ làm ở các nước phát triển có tác dụng gì?

Tránh quá tải: Làm việc quá tải là tình trạng thường thấy ở người lao động tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Gần 30% người lao động Mỹ cho biết họ thường xuyên bị căng thẳng do quá tải trong công việc.

Tại Nhật Bản, một số liệu đáng giật mình mới được công bố cho thấy khoảng 20% nhân viên văn phòng có nguy cơ tử vong do làm việc quá sức. Việc cấm làm thêm giờ được các nhà khoa học khuyến khích nhằm tránh các trường hợp không mong muốn như vậy.

Tăng năng suất lao động: Việc giảm giờ làm tưởng chừng như sẽ khiến năng suất lao động giảm. Thế nhưng, trên thực tế, những công ty đã áp dụng giảm giờ làm tại Thụy Điển lại ghi nhận năng suất tăng cao hơn từ 20 đến 25%. Nguyên nhân là do sự hào hứng và năng động của các nhân viên khi đã dành đủ thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình.

Bên cạnh đó, thời gian rảnh rỗi cũng là lúc để họ tái tạo năng lượng và nảy sinh các ý tưởng sáng tạo trong công việc.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Với 6 triệu người làm việc trên 45 giờ/tuần và gần 2 triệu người không có việc làm, việc giảm giờ làm và thuê thêm nhân công được cho là giải pháp cho tình trạng thất nghiệp tại Anh.

Các số liệu tương tự cũng được ghi nhận ở nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, giảm giờ làm việc là một trong những giải pháp mang lại nền kinh tế cân bằng và bền vững.

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm