Dự kiến sản lượng mía đường Thái Lan vụ 2022 -2023 đạt mức cao nhất 4 năm

Cập nhật: 14:34 | 16/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo Bangkokpost, sản lượng mía của Thái Lan trong niên vụ 2022-2023 dự kiến sẽ tăng lên 106 triệu tấn, giúp xuất khẩu đường cao hơn, mặc dù tác động của xung đột Nga - Ukraine tiếp tục khiến nông dân lo lắng.

Lượng gạo dồi dào, Ấn Độ khẳng định không có kế hoạch hạn chế xuất khẩu

Gạo Thái Lan tiếp tục dẫn đầu bảng giá

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo cho các quốc gia ngoài Đông Nam Á

Theo Chủ tịch Liên đoàn nông dân trồng mía Thái Lan Narathip Anantasuk, sản lượng mía cao kỷ lục là nhờ vào lượng mưa nhiều hơn và những giống mía tốt hơn hứa hẹn cho năng suất cao hơn.

Trong niên vụ 2021-2022, sản lượng mía của Thái Lan ở mức 92,1 triệu tấn. Theo Chủ tịch Liên đoàn nông dân trồng mía Thái Lan Narathip Anantasuk, sản lượng mía cao là nhờ vào lượng mưa nhiều hơn và những giống mía tốt hơn hứa hẹn cho năng suất cao hơn.

3305-miaduong
Ảnh minh họa

"Sản lượng mía trong niên vụ 2022 -2023 sẽ đạt mức cao nhất trong 4 năm, kể từ niên vụ 2019-2020 khi cả nước phải hứng chịu hạn hán", ông Narathip dự báo.

Ông Narathip nói rằng ông lo ngại tổng chi phí canh tác mía, bao gồm cả thu hoạch, sẽ tăng lên 1.500 baht/tấn trong niên vụ 2022-2023, từ 1.100 baht/tấn của niên vụ trước. “Giá phân bón đã tăng gấp ba lần và có vẻ như chính phủ không có phản ứng gì để giảm giá", ông nói.

Mặt khác, ông Narathip còn lo ngại về giá mía bán cho các nhà máy đường trong niên vụ 2022-2023. Bởi các nhà đường thông báo sẽ mua mía với giá đảm bảo ít nhất là 1.200 baht/tấn, nhưng giá cuối cùng sẽ do Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) quyết định.

OCSB đã chấp thuận giá điểm cho mía có độ ngọt thương mại là 10 ở mức 1.070 baht/tấn, nhưng giá cuối cùng sẽ được ấn định sau.

"Nếu giá cuối cùng thấp hơn 1.200 baht/tấn thì vẫn chưa biết ai sẽ chịu trách nhiệm", ông Narathip cho hay.

Trước đó, chính phủ Thái Lan cho biết sẽ trả cho nông dân trồng mía thêm 120 baht/tấn để thu hoạch mía tươi mà không cần đốt gốc như một phần trong nỗ lực của nhà nước nhằm giảm ô nhiễm không khí.

Thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cũng cho biết trong tháng 5 ghị nhận hiện tượng thay đổi thời tiết, với tổng lượng mưa tại nhiều khu vực trong cả nước cao hơn mức trung bình nhiều năm khiến cho nhu cầu đường giảm thấp.

Trong nửa đầu tháng 5, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam đang tràn vào, cộng với đường từ vụ ép 2021-2022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu.

Nửa cuối tháng 5, tiếp tục xu hướng thống trị của đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Các nhà máy buộc phải giảm giá bán đường đến mức dưới giá thành sản xuất để có tiền thanh toán mía cho nông dân, nhưng cũng không bán được đường.

"Sự bế tắc đầu ra tháng thứ tư liên tục đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại", VSSA nhận định.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường nhập lậu (giá có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:

3348-giaduong

VSSA dự báo các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6 và các tháng kế tiếp. Ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới.

"Giá đường tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn nhiều so với giá đường của các quốc gia trồng mía lân cận (Trung quốc, Indonesia, Philippine)", Hiệp hội mía đường Việt Nam cho hay.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm