Dự báo tăng trưởng GDP quý III/2022 có thể đạt tới 10%

Cập nhật: 16:03 | 11/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá nền kinh tế đang vẫn đang cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng tại nhóm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống.

Dự báo tăng trưởng GDP quý III/2022 sẽ đạt 8,5%-10% (Ảnh minh họa)
Dự báo tăng trưởng GDP quý III/2022 sẽ đạt 8,5%-10% (Ảnh minh họa)

Trong báo cáo vĩ mô, VCBS dự báo tăng trưởng GDP quý III sẽ đạt 8,5%-10%, cả năm đạt 6,49% - 7,6%.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù gặp phải một số khó khăn ở khu vực sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng, mức hồi phục vượt kỳ vọng tại khu vực dịch vụ góp phần đóng góp tăng trưởng tích cực.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2022 ước tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%.

Tính chung 7 tháng năm 2022, IIP tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,6%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,7%).

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 7 đạt 51,2 điểm với hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi dù tốc độ phục hồi có xu hướng chậm hơn.

Đáng chú ý, hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và các sản phẩm quang học dù có tăng trưởng về giá trị nhƣng lại giảm nhẹ về số lượng cho thấy rủi ro tiềm tàng đến từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

VCBS lưu ý ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến tốc độ hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Về lạm phát, khối phân tích cho rằng trong giai đoạn này các biện pháp giảm thêm thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu vẫn đang tiếp tục được cân nhắc hướng tới mục tiêu làm giảm áp lực về chi phí đầu vào đối với nền kinh tế.

Mặc dù vậy, với những diễn biến hiện tại, CPI vẫn còn dư địa tăng trong các tháng tiếp theo khi giá cả hàng hoá nguyên-nhiên-vật liệu vẫn chịu áp lực tăng theo giá thế giới, và đang có mức phản ánh vào giá thành sản phẩm.

Giai đoạn này, Chính phủ vẫn đang có những biện pháp quyết liệt nhằm bình ổn giá cả hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, theo hiệu ứng thời vụ tháng 8, 9 thời điểm bắt đầu năm học mới là thời điểm nhu cầu chi tiêu phục vụ hoạt động giáo dục tăng cao.

Do vậy, VCBS dự báo lạm phát tháng 8 có thể tăng khoảng 0,15%- 0,25% so với tháng trước, tương ứng tăng 3,05%-3,15% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát năm 2022 đƣợc dự báo có khả năng tăng trên 4%

Trước đó, trang fibre2fashion dẫn thông cáo báo chí của VinaCapital cho biết: “Chúng tôi dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm 2022 (và ít nhất 10% trong quý III) và chúng tôi tin rằng tăng trưởng thu nhập sẽ vượt 20% trong năm nay. Dự báo này dựa trên kết quả kinh tế vững chắc của Việt Nam - trái ngược hoàn toàn với thị trường chứng khoán Mỹ, nơi mà kỳ vọng tăng trưởng thu nhập có vẻ cao không thực tế.”

Theo WB, tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8%.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước thềm công bố số liệu lạm phát

Nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 được công bố vào sáng 10/8 (theo giờ Mỹ). ...

Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản

Số liệu của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP HCM cho biết, có hơn 40 dự án đầu tư vào ...

Giảm thuế nhập khẩu có giúp giá xăng giảm mạnh?

Theo chia sẻ của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, việc giảm một nửa thuế suất nhập khẩu ưu đãi với xăng như Nghị định ...

Thu Thủy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm