Dự báo giá xăng ngày mai có thể tăng hơn 1.000 đồng mỗi lít

Cập nhật: 09:50 | 20/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng ngày 21/4 dự kiến quay đầu tăng theo giá thế giới. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể tăng 800-1.100 đồng một lít.

Giá xăng dầu hôm nay 20/4/2022: Diễn biến trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 19/4/2022: Giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 18/4/2022: Tăng trở lại

Theo Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 18/4 tăng so với kỳ tính giá ngày 11/4.

Cụ thể, giá xăng RON 92 khoảng 129,16 USD/thùng, còn giá xăng RON 95 là 132,56 USD/thùng, tăng gần 12 USD/thùng; giá dầu hỏa khoảng 143,27 USD/thùng, dầu dissel dao động 146,76 USD/thùng, tăng gần 19 USD/thùng.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua có xu hướng tăng trở lại. Do đó, kỳ điều chỉnh ngày mai (21/4) giá xăng có thể tăng khoảng 550-650 đồng/lít, giá dầu tăng mạnh hơn, khoảng 800-900 đồng/lít.

4835-dubaogiaxang
Dự báo giá xăng trong nước ngày 21/4 điều chỉnh tăng mạnh (Ảnh minh họa)

Tương tự, lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội cho biết giá dầu thô thế giới giao dịch đầu kỳ điều hành này khoảng 93-94 USD/thùng nhưng hiện nay đã lên khoảng 103-104 USD/thùng.

"Giá cơ sở tại thị trường Singapore 2 mặt hàng xăng RON 92 và RON 95 đang thấp hơn giá bán trong nước khoảng hơn 700 đồng/lít. Do đó, nếu không chi quỹ bình ổn, giá xăng sẽ tăng khoảng 700-800 đồng/lít, dầu tăng khoảng 1.000 đồng/lít", lãnh đạo doanh nghiệp này dự báo.

Ở phương án thứ hai, ông này cho rằng, nếu nhà điều hành trích hoặc sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng dầu sẽ tăng quanh mức 500-700 đồng một lít.

Đồng quan điểm, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối ở Hà Nội cho biết, so với kỳ điều hành trước, giá xăng, dầu nhập vào đang tăng trên 800 đồng và có thể tăng mạnh ở các chu kỳ điều hành tiếp theo. Cho nên, chu kỳ tăng "sốc" có thể xảy ra.

"Doanh nghiệp nhập khẩu có thể lỗ nếu giá nhập vào liên tục đi lên trong tuần này và trong chu kỳ mới. Do đó, nhà điều hàng sẽ phải tính toán kỹ hơn mức điều chỉnh sao cho phù hợp", lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối ở Hà Nội chia sẻ.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng ít hơn. Phương án này được đánh giá khả thi bởi hiện tại, cơ quan quản lý không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng dầu.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ quay đầu tăng sau 3 lần giảm liên tiếp. Tính chung trong gần 4 tháng đầu năm, giá xăng đã có 6 lần tăng, 3 lần giảm giá. Theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu thành phẩm thế giới (căn cứ dùng để tính giá cơ sở) đã tăng 33,7-38,9% từ đầu năm nhưng giá bán lẻ trong nước tăng thấp hơn, ở mức 9-11%.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho biết hiện nay chiết khấu lại quay về mức rất thấp, thậm chí 0 đồng. Cụ thể, tại miền Bắc, chiết khấu khoảng 0-300 đồng/lít, miền Trung và Nam chủ yếu 0 đồng.

Phản hồi về vấn đề này, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận mức chiết khấu cho cửa hàng xăng dầu chỉ ở mức 200 đồng/lít, thậm chí 0 đồng là bất hợp lý.

"Họ làm thì phải có công, nhưng nếu chiết khấu bằng 0 trong khi phải bán theo giá cơ sở, giá niêm yết. Bộ Công Thương đã kiến nghị với Bộ Tài chính nâng mức chi phí định mức kinh doanh, lợi nhuận định mức theo đúng Luật hiện hành", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tại kỳ điều hành 12/4, mỗi lít xăng giảm 830-840 đồng, dầu hỏa, diesel hạ 700-740 đồng. Như vậy, giá xăng E5 RON 92 giảm về 26.470 đồng, xăng RON 95 là 27.310 đồng, dầu hỏa về 23.030 đồng một lít. Riêng dầu madut giữ nguyên giá. Đây là đợt giảm giá thứ 3 liên tiếp từ cuối tháng 3 đến nay.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm