Dragon Capital muốn gom 2 triệu cổ phiếu STB (Sacombank)

Cập nhật: 09:57 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE - Mã: STB) vừa có báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn.

Dragon Capital muốn gom 2 triệu cổ phiếu STB (Sacombank)
Dragon Capital muốn gom 2 triệu cổ phiếu STB (Sacombank). Hình minh họa.

Theo đó, ngày 29/6, hai quỹ thành viên của Dragon Capital là CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank đã mua vào lần lượt 2 triệu và 300.000 cổ phiếu STB của Sacombank. Trong khi đó, quỹ thành viên Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) lại bán ra 200.000 cổ phiếu STB.

Như vậy, tổng số cổ phiếu mà nhóm quỹ Dragon Capital mua vào là 2,1 triệu đơn vị, qua đó nâng sở hữu tại Sacombank lên hơn 114,8 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ là 6% vốn điều lệ ngân hàng.

Vào tháng 3 năm nay, nhóm cổ đông nước ngoài này đã thông báo nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên trên 5%, trở lại ghế cổ đông lớn sau gần 11 năm vắng bóng. Trước đó, quỹ đầu tư đã bán toàn bộ 61 triệu cổ phiếu, tương đương 6,66% vốn điều lệ ngân hàng vào tháng 8/2011.

 Tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital sau giao dịch ngày 29/6. (Nguồn: Sacombank).
Tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital sau giao dịch ngày 29/6. (Nguồn: Sacombank).

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục làm Tổng giám đốc Sacombank

Mới đây, được sự phê chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank vừa tái bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm giữ vị trí Tổng giám đốc Sacombank kể từ ngày 30/6 với thời hạn 5 năm.

Bà Diễm làm Tổng giám đốc Sacombank từ năm 2017 khi ngân hàng bắt đầu bước vào quá trình tái cơ cấu sau sáp nhập và đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến nhân sự, hiệu quả hoạt động và nợ xấu. Đến nay, Sacombank đã được rất nhiều kết quả tích cực cho việc nỗ lực tái cơ cấu thành công.

Trong 5 năm thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã thu hồi, xử lý 71.992 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó 58.306 tỷ là các khoản thuộc đề án, đạt 67,9% kế hoạch tổng thể đến năm 2025. Tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ bán VAMC chưa xử lý ở mức 6,71%, giảm 15,06% so với năm 2016.

Lợi nhuận lõi bình quân hàng tháng tăng từ mức 50 tỷ đồng/ tháng vào năm 2016 lên thành 1.000 tỷ đồng/tháng hiện hữu. Nhờ đó, ngân hàng có nguồn lực tài chính để đẩy mạnh trích lập dự phòng, phân bổ các tồn đọng tài chính vượt mục tiêu, trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận hàng năm vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao.

Giai đoạn tiếp theo, Sacombank đặt mục tiêu hàng đầu là hoàn thành Đề án tái cơ cấu trước thời hạn, mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở khai thác hiệu quả tài sản, nguồn vốn và gia tăng hiệu quả hoạt động. Ngân hàng cũng đang dành nguồn lực đầu tư vào chuyển đổi số toàn diện, không chỉ cải tiến trong sản phẩm, dịch vụ mà còn đổi mới về tư duy và phương pháp vận hành, tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng số đa năng, hiện đại.

Sacombank đạt lãi trước thuế hơn 1.500 tỷ đồng

Trong năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10% và 12%, đạt 512.700 tỷ và 435.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Trong quý I/2022, Sacombank báo lãi trước thuế gần 1.589 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, nếu so với kế hoạch 5.280 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, Sacombank đã thực hiện được 30% sau quý đầu năm nay.

Tính đến cuối 31/3/2022, tổng tài sản Sacombank tăng 6% so với đầu năm, lên mức 552.539 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng của Sacombank tăng 6,5% đạt 413.028 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng mạnh 7,1% đạt 457.792 tỷ đồng. Điểm sáng của Sacombank trong quý này là chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể.

Tổng nợ xấu ngân hàng đến cuối quý I/2022 giảm 7% so với đầu năm, chỉ còn hơn 5.299 tỷ đồng, giảm mạnh nhất là nợ dưới tiêu chuẩn với mức giảm 43%. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,47% đầu năm xuống còn 1,28%.

Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc đề án, chính thức hoàn thành trước hạn đã được NHNN phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục xin phép NHNN để thực hiện chia cổ tức cho cổ đông.

Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên sáng 5/7, giá cổ phiếu STB đang giao dịch quanh mức 25.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,9 triệu đơn vị (lúc 9h50).

Diễn biến giá cổ phiếu DBC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu STB thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Tăng trưởng tín dụng Sacombank dự báo ‘đi ngang’ trong năm 2022

Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa có báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB), trong đó cho biết Sacombank đã tiến hành công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế đạt 5.280 tỷ đồng. Điều này dường như chưa phản ánh kết quả của việc bán khoản vốn hiện đang được quản lý bởi VAMC.

Dragon Capital muốn gom 2 triệu cổ phiếu STB (Sacombank)
Nguồn: MBS

Các chuyên giá của MBS cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến việc Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng này trong năm 2022. Do đó, MBS dự báo mức tăng trưởng tín dụng của Sacombank trong năm 2022 sẽ đạt khoảng 13,5%-14%, tương đương với năm 2021.

Báo cáo cho biết, nỗ lực tái cơ cấu và xử lý nợ xấu trong 5 năm gần đây đã giúp ngân hàng gia tăng đáng kể chất lượng tài sản cũng như giảm được đáng kể các khoản trái phiếu của VAMC, tạo tiền đề cho việc bán đấu giá phần vốn đang được quản lý bởi VAMC.

Ngoài ra, trích lập dự phòng giảm mạnh khi tiến hành định giá lại giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản. Tính đến cuối quý III/2021, tỷ lệ bất động sản chiếm hơn 83,8% danh mục tài sản thế chấp. MBS kỳ vọng việc giá bất động sản có sự gia tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp giá trị tài sản đảm bảo trên mỗi khoản vay được gia tăng, từ đó giúp giảm tỷ lệ dự phòng trên toàn danh mục vay.

Dragon Capital muốn gom 2 triệu cổ phiếu STB (Sacombank)

Bên cạnh đó, với việc ngân hàng tái ký với Daiichi Life, thu nhập ngoài lãi được gia tăng mạnh. Các chuyên gia của MBS ước tính mức phí trả trước trong thương vụ tái ký lần này dự kiến sẽ đạt 250 triệu USD và sẽ được ghi nhận trong năm 2022.

Tỷ lệ CIR tuy rằng đang trong xu hướng giảm kể từ năm 2016, nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với ngành. Các chuyên gia của MBS cho rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa thật sự tốt do nguồn lực được sử dụng cho các vấn đề như chất lượng tài sản, hạn chế tăng trưởng tín dụng cũng như chậm chân trong công tác chuyển đổi số.

Vì vậy, theo MBS, với việc nới room tín dụng của NHNN cũng như tái cơ cấu thành công, hiệu quả hoạt động của Sacombank có thể được nâng cao.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tập đoàn CEO lên kế hoạch huy động hơn 2.500 tỷ đồng

Dự kiến, Tập đoàn CEO phát hành hơn 257,3 triệu cổ phiếu thu về hơn 2.500 tỷ đồng để đầu tư dự án Phú Quốc ...

Viglacera (VGC) báo lãi gần 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Tổng công ty Viglacera - CTCP (mã: VGC) đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm 2022. Tổng ...

Y tế Việt Nhật (JVC) lỗ luỹ kế hơn 1.100 tỷ đồng, “ngốn'” gần hết vốn điều lệ sau kiểm toán

Sau kiểm toán năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật (mã CK: JVC) ghi nhận lợi nhuận ...

Khánh Vân

Tin liên quan