Dòng tiền vào kênh chứng khoán tiếp tục tăng mạnh từ quý II

Cập nhật: 15:19 | 27/10/2020 Theo dõi KTCK trên

Đối với thị trường mới nổi, nhà đầu tư thường rót tiền vào 3 kênh phổ biến là trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ trong đó, kênh chứng khoán đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về dòng vốn trong thời gian gần đây.

Dòng tiền thông minh sẽ tìm đến nhóm ngành nào trong những tháng cuối năm?

Từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát gây áp lực lên nền kinh tế nói chung, và các kênh đầu tư nói riêng. Từng giảm sốc trong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn lại sau 9 tháng ghi nhận những kết quả đáng ngờ, lội ngược dòng so với thế giới cũng như khu vực khi chỉ số VN-Index tăng mạnh từ vùng 600 điểm lên hơn 900 điểm.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Lê Quang Minh – Trường phòng Phân tích Chứng khoán Mirae Asset (MAS) bày tỏ: "Bên cạnh những tổn thất hiện hữu, COVID-19 cũng đang mở ra cơ hội mới mà trước đây chưa ai nghĩ được trong đó những tư duy trước năm 2020 áp dụng cho năm nay có vẻ như chưa thành công. Thế giới đang sống trong thời kỳ không dự đoán được, không biết trước được điều gì sẽ xảy ra".

Với riêng thị trường chứng khoán, ông Minh cho biết, dịch bệnh bùng phát, dòng tiền thế giới sẽ quay về quan điểm bảo toàn, minh chứng là dòng tiền rút ròng khỏi Việt Nam cũng như trên khu vực, đổ về lại Mỹ, châu Âu. Theo đó, lực đỡ cho thị trường thời gian qua đến từ dòng tiền nội địa, với sự tham gia mạnh của các nhà đầu tư F0. Điều này cho thấy trong nguy vẫn có cơ, chưa kể tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, vẫn có nhiều đơn vị tăng trưởng đột biến trong bối cảnh dịch bệnh.

Xét trên khía cạnh khác, trong các kênh đầu tư hiện nay, tạm chia thị trường thành 2 thành phần là cổ phiếu và trái phiếu thì lợi suất trái phiếu đang giảm dần, nhiều lúc gần bằng 0. Trong khi lợi suất cổ phiếu đâu đó 6%.

"Đây là điều bất hợp lý nhưng khoảng cách này ngày càng lớn. Về nguyên tắc, 2 đường này nên đi gần nhau vì nếu lợi nhuận có sự khác biệt thì nhà đầu tư sẽ chọn thị trường có lợi suất lớn hơn. Đó là lý do tiền cứ đổ vào cổ phiếu chứng khoán", ông Minh nói.

Nhìn bao quát hơn các kênh đầu tư, đối với thị trường mới nổi, nhà đầu tư thường rót tiền vào 3 kênh phổ biến là trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ trong đó trên quan điểm của mình MAS nhìn nhận:

Với kênh tiền tệ, nhà đầu tư thường không bị hấp dẫn vì tiền nhiều khả năng mất giá so với các nước bơm tiền nhiều.

Với kênh trái phiếu, dù bùng phát mạnh thời gian qua, tuy nhiên giá trái phiếu đang nghịch đảo với lợi suất trái phiếu, hiện lợi suất trái phiếu gần như bằng 0.

Với kênh cổ phiếu, hiện kênh này đang thu hút mạnh dòng tiền nội rất mạnh khi ngay từ khi quý II/2020, đã có nhiều doanh nghiệp thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ. Đơn cử doanh thu nhóm ngân hàng quý II tăng 18% (tiếp nối quý I tăng 13%), nhóm bất động sản quý II hồi phục với mức tăng 55% (quý I giảm 4%), nhóm bán lẻ tăng 23%...

"Nhìn chung, trong giả định đưa ra trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự chênh lệch giữa 2 kênh trái phiếu và cổ phiếu như đã nói, thanh khoản thị trường chứng khoán có thể tăng 20% đến cuối năm", ông Minh nhận định.

Chứng khoán phiên sáng ngày 27/10: VN-Index tăng gần 3 điểm, sắc đỏ lấn át thị trường

Sau khi giằng co nhẹ quanh tham chiếu ở nửa đầu phiên sáng ngày 27/10, thị trường đã hồi dần về tham chiếu nhờ lức ...

Vị thế nào cho nhóm cổ phiếu ngân hàng mới lên sàn?

Gần đây, các ngân hàng bắt đầu tăng tốc trong cuộc đua niêm yết lên sàn chứng khoán khi thời hạn 2020 đã cận kề.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán thành công 2,65 triệu cổ phiếu EVF với giá "hời"

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả đấu giá cổ phần của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực ...

Hữu Dũng