Dòng tiền "di cư" trước khi rời HOSE: Ai "cứu" DIC?

Cập nhật: 11:20 | 30/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Bất chấp diễn biến tích cực/tiêu cực của thị trường trong hơn nửa tháng qua, cổ phiếu DIC của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (HOSE: DIC) vẫn chung thủy với một sắc xanh mắt mèo khi liên tục rơi tự do từ mệnh giá 1.720 đồng (chốt phiên ngày 16/7) xuống sát mốc 1.000 đồng ở thời điểm hiện tại. 

Phiên giao dịch sáng ngày 30/7 diễn ra với một trạng thái tương tự khi mã này tiếp tục nằm sàn (phiên thứ 9/10 phiên gần nhất) với mức giảm 3,7% qua đó kéo thị giá về mức 1.030 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, dù chỉ là hàng "cổ phiếu trà đá", tuy nhiên, mã này vẫn khớp lệnh khá ấn tượng đạt 6 chữ số với chủ yếu là lực bán đến từ giới đầu tư.

0815 vvv
Diễn biến giá cổ phiếu DIC các phiên gần nhất

Được biết, nguyên nhân dẫn đến sự lao dốc không phanh của của phiếu DIc trong những ngày vừa qua đến từ việc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo việc hủy niêm yết gần 26,6 triệu cổ phiếu DIC kể từ ngày 10/8 (ngày giao dịch cuối cùng 7/8). Tại thời điểm HOSE ra thông báo, cổ phiếu DIC đang giao dịch ở mức giá 1.620 đồng, giảm gần 50% trong 6 tháng qua.

Theo đó, nguyên nhân khiến mã này rời sàn được nêu ra bởi tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của doanh nghiệp (năm 2019).

Trước đó ngày 6/7, HOSE đã nhận được báo cáo tài chính kiểm toán 2019 của DIC )do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt kiểm toán) và đã công bố thông tin ra thị trường. Theo báo cáo, Công ty Kiểm toán Nam Việt đã từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính 2019 của DIC.

Theo quy định, cổ phiếu DIC đã rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc. HOSE đề nghị DIC gửi công văn giải trình có xác nhận của đơn vị kiểm toán là Công ty Kiểm toán Nam Việt về nguyên nhân dẫn đến sự việc trên.

Trên báo cáo kiểm toán 2019, kiểm toán viên đưa ra cơ sở từ chối đưa ra ý kiến là do tới thời điểm phát hành báo cáo tài chính, kiểm toán viên không nhận được thư xác nhận liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng ngắn hạn có giá trị 302 tỷ đồng, khoản trả trước cho người bán ngắn hạn 200 tỷ đồng, khoản phải thu tạm ứng 38 tỷ đồng, khoản phải thu ngắn hạn khác 28 tỷ đồng, khoảng phải trả người bán ngắn hạn 38 tỷ đồng, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn 2,6 tỷ đồng và khoản phải trả khác ngắn hạn 17 tỷ đồng.

Đối với khoản đầu tư hợp tác với Công ty TNHH Phát triển công nghiệp trị giá 31 tỷ đồng theo hợp đồng 2014, dù đã hết thời hạn thực hiện, tuy nhiên các bên không thực hiện theo nội dung cam kết. Do đó, Kiểm toán viên không thể đánh giá khả năng thu hồi tiền đã đầu tư cũng như không xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này trên báo cáo tài chính hay không.

Trước đó, DIC cũng đã bị HOSE nhắc nhở nhiều lần vì chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2019.

Dòng tiền

Được biết năm 2019, DIC ghi nhận doanh thu hợp nhất 1.842 tỷ đồng, tăng 40,8% so với năm trước; lỗ ròng 66 tỷ đồng trong khi năm trước có lãi 2 tỷ đồng.

Theo DIC, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm mạnh do tình hình kinh doanh xuất khẩu clinker (mặt hàng chính) năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn, cạnh tranh mạnh từ các nước trong khu vực như Trung Quốc. Giá clinker giảm liên tục, hợp đồng xuất khẩu đã ký phải thực hiện nên doanh thu tăng mà công ty bị lỗ.

Trong khi đó, ở thị trường nội địa cũng gặp khó khăn, giá mua gần bằng giá bán, để giữ khách hàng doanh nghiệp vẫn phải kinh doanh dẫn đến lỗ và phải trích lập dự phòng công nợ khó đòi.

Kết thúc quý I/2020, DIC tiếp tục lỗ 27,7 tỷ đồng.

6 tháng, lợi nhuận Sabeco thực hiện gần 60% kế hoạch năm

Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (Sabeco, Mã: SAB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và ...

Kế toán trưởng Nhựa Pha Lê - PLP sắp có 11 tỷ đồng?

Kế toán trưởng của CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (HOSE: PLP) có thể sẽ thu về hơn 11 tỷ đồng nếu ...

Thêm 16 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tiền mặt năm 2019

Từ ngày 4 - 21/8/2020, thêm các doanh nghiệp DGC, CTR, FCM, NBP, SDG, CVT, VSN, IJC, TA9, L10, UDJ, THN, TTD, PTO, CKD, PMW ...

Minh Thuận