Động lực nào giúp cổ phiếu VNM lấy lại mốc 100.000 đồng/cổ phiếu?

Cập nhật: 16:03 | 25/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE – Mã: VNM) đã tăng kịch trần 6,97%, tương ứng mức tăng 6.700 đồng, lên 102.800 đồng/cổ phiếu, và đây là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch 24/4.

Nhiều năm qua, VNM luôn giữ được sự tăng trưởng khá bình ổn nhờ ngành hàng kinh doanh mang tính thiết yếu đối với nhu cầu con người. Vào phiên giao dịch ngày 4/12/2017, giá cổ phiếu VNM đã vượt ngưỡng 200.000 đồng, đạt mức 204.800 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu của Vinamilk khi ấy đạt giá trị vốn hóa trên thị trường hơn 297.000 tỉ đồng, tương ứng với mức 11,49% giá trị vốn hóa của sàn HoSE, nằm trong Top 3 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, áp lực bán tháo cổ phiếu do tâm lý lo ngại Covid-19 của các nhà đầu tư đã kéo hàng loạt cổ phiếu giảm giá sâu trong những tháng đầu năm 2020, trong đó gồm cả VNM. Giá cổ phiếu của Vinamilk đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm và tương đương mức giảm gần 25%. Thậm chí, trong phiên giao dịch ngày 23/3 vừa qua, cổ phiếu VNM đã giảm sâu xuống mức thấp nhất 83.700 đồng/cp.

Tuy nhiên, diễn biến giá cổ phiếu VNM có sự hồi phục kể từ đầu tháng 4 đến nay. Đặc biệt trong phiên giao dịch cuối tuần (24/4), VNM đã tăng kịch trần 6,97%, tương ứng mức tăng 6.700 đồng, lên mức 102.800 đồng/cổ phiếu, và đây là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch này.

dong luc nao giup co phieu vnm lay lai moc 100000 dongco phieu

Loạt lãnh đạo đăng ký gia tăng tỷ lệ sở hữu

Người đăng ký mua nhiều nhất là bà Mai Kiều Liên, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc với số lượng 400.000 cổ phiếu. Bà Liên cũng là lãnh đạo duy nhất mua đủ khối lượng đăng ký. Sau giao dịch, CEO Vinamilk nâng lượng nắm giữ lên 5,3 triệu cổ phiếu, tương đương 0,3% vốn.

Ông Lê Thành Liêm, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Tài chính, Kế toán trưởng đã mua 52.690 cổ phiếu trong số 200.000 đơn vị đăng ký. Giao dịch thực hiện qua phương thức khớp lệnh. Ông Liêm hiện nắm giữ 411.151 cổ phiếu, tương đương 0,02% vốn.

Trong 200.000 cổ phiếu đăng ký, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành Nhân sự - Hành chính – Đối ngoại chỉ mua 10% qua phương thức khớp lệnh. Bà Hương hiện sở hữu 91.814 cổ phiếu VNM.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Giám đốc điều hành Chuỗi cung ứng, ông Trịnh Quốc Dũng, Giám đốc điều hành Phát triển Vùng nguyên liệu và ông Trần Minh Văn, Giám đốc Điều hành - Sản xuất đều không mua cổ phiếu nào trong số 200.000 đơn vị đăng ký. Nguyên nhân do giá tăng chưa phù hợp mua. Hiện bà Hòa sở hữu 903.487 cổ phiếu, tương đương 0,05% vốn, ông Dũng nắm giữ 201.625 cổ phiếu, tương đương 0,01% vốn và ông Văn có 739.364 cổ phiếu, tương đương 0,04% vốn.

Bên cạnh đó, bà Bùi Thị Hương vừa đăng ký mua thêm 100.000 cổ phiếu. Ông Trịnh Quốc Dũng, ông Trần Minh Văn và bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, mỗi người cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu. Tổng khối lượng đăng ký mua là 700.000 cổ phiếu. Bốn giao dịch dự kiến thực hiện qua phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Tuy nhiên, kế hoạch giao dịch của bà Hương và ông Dũng là từ ngày 29/4 đến 28/5, còn ông Văn và bà Hòa dự kiến từ 4/5 đến 29/5.

Vinamilk dự chi hàng nghìn tỷ đồng mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ

Ngày 23/4 vừa qua, Vinamilk đã công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc mua cổ phiếu làm cổ phiếu quĩ.

Cụ thể, Vinamilk sẽ mua khoảng 17,5 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 1% vốn điều lệ của công ty. Nguồn tiền mua từ quĩ đầu tư phát triển của công ty. Kế hoạch đưa ra, Vinamilk sẽ mua ngay sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn.

Ước tính theo giá chốt phiên 24/4 là 102.800 đồng/cổ phiếu, Vinamilk phải chi gần 1.800 tỉ đồng để hoàn tất thương vụ mua cổ phiếu qũy lần này.

Xuất khẩu sữa giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu

Mới đây, container sữa đặc đầu tiên của Vinamilk với thương hiệu Ông Thọ rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam đã được xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc. Lô sữa này được sản xuất tại Nhà máy Sữa Thống Nhất, một trong những nhà máy dày dặn kinh nghiệm trong việc sản xuất sữa đặc xuất khẩu đi các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản...

Kể từ những năm 1997-1998, sữa đặc đã là một trong những dòng sản phẩm chủ lực của Vinamilk xuất khẩu ra thế giới. Đến nay sản phẩm này có mặt tại 30 quốc gia bao gồm các nước có tiêu chuẩn cao như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… với tổng sản lượng xuất khẩu đạt hơn 208.000 tấn.

Theo Vinamilk, đây mới chỉ là bước khởi đầu trong việc đưa sản phẩm sữa đặc nói riêng và các sản phẩm sữa của Việt Nam tiếp cận thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng này trong thời gian tới. Tại Trung Quốc, xu hướng nhập khẩu sữa đặc đang tăng trưởng ấn tượng khi giai đoạn 2016-2019 chứng kiến lượng nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi.

Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho Vinamilk trong việc gia tăng doanh thu xuất khẩu tại Trung Quốc, đồng thời phấn đấu đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu sữa đặc lớn nhất vào Trung Quốc về sản lượng.

Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh doanh Quốc tế Vinamilk - chia sẻ thêm: "Tuy Vinamilk vừa phải sản xuất trong điều kiện phòng chống dịch và cách ly xã hội, vừa phải bảo đảm cung ứng đầy đủ sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước nhưng công ty vẫn tập trung nghiên cứu sản phẩm, xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu nói chung và cho thị trường Trung Quốc nói riêng.

Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng và Vinamilk đã có những kế hoạch phù hợp để phát triển cũng như tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân này trong giai đoạn 2020-2021".

Đại diện Vinamilk cũng cho biết, sau sự kiện ra mắt tại thị trường Trung Quốc vào tháng 10-2019, đến tháng 2-2020 đã được Tổng cục hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu sữa đặc vào thị trường này.

Trong thời gian trên, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng Vinamilk vẫn liên kết chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc trong việc xuất khẩu đa dạng các sản phẩm từ sữa và nước giải khát của Vinamilk.

Hiện nay, tuy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện việc ngăn ngừa dịch bệnh nhưng các đối tác Trung Quốc đã cùng với Vinamilk triển khai các kế hoạch nhập các loại sản phẩm khác của Vinamilk, trong đó có Sữa đặc có đường nhãn hiệu Ông Thọ - sản phẩm truyền thống thế mạnh của Vinamilk.

dong luc nao giup co phieu vnm lay lai moc 100000 dongco phieu Cổ phiếu VNM trên đà hồi phục, Vinamilk dự chi 1700 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ

KTCKVN - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE – Mã chứng khoán: VNM) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng ...

dong luc nao giup co phieu vnm lay lai moc 100000 dongco phieu Giao dịch thỏa thuận khủng cổ phiếu Vinamilk, Thế giới Di động phiên lao dốc đầu tuần

Thanh khoản thị trường chứng khoán tăng đột biến trong phiên lao dốc 21/4 với áp lực bán tháo tại hầu hết nhóm ngành, trong ...

dong luc nao giup co phieu vnm lay lai moc 100000 dongco phieu SIC dự chi gần 25 tỷ đồng để nâng sở hữu lên 0,03% vốn tại Vinamilk

KTCKVN - Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua 250.000 cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk ...

Tân An

Tin liên quan