Động lực nào cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng những tháng cuối năm 2022?

Cập nhật: 15:12 | 15/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa công bố báo cáo chiến lược, theo đó dự báo tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng những tháng cuối năm 2022.

Động lực nào cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng những tháng cuối năm 2022? (Ảnh minh họa)

Động lực nào cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng những tháng cuối năm 2022?

(Ảnh minh họa)

Theo Agriseco, trong hai quý cuối năm, tăng trưởng vẫn sẽ duy trì trên mức 7% trong bối cảnh tăng trưởng từ mức thấp năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Điều này cũng phù hợp với xu hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về nửa cuối năm như đã diễn ra suốt nhiều năm qua. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ 6% - 6,5% trong năm nay là khả thi trừ khi xuất hiện biến cố lớn ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động thương mại.

Phân tích về các động lực chính tăng trưởng cuối năm 2022, chuyên gia của Agriseco cho rằng trong các tháng tới, mảng tiêu dùng khả năng sẽ hồi phục nhờ sức cầu tiêu dùng hồi phục khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn; hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng mạnh khi đường bay quốc tế được mở lại.

Quá trình hồi phục có thể được đẩy nhanh với kỳ vọng gói kích thích sẽ có tác động vào nửa cuối năm 2022 khi mới đây Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, quá trình phục hồi cũng cần lưu ý đến yếu tố lạm phát và chính sách Zero-COVID của Trung Quốc có thể khiến nhu cầu tiêu dùng giảm đi.

Động lực nào cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng những tháng cuối năm 2022?
Nguồn: Agriseco

Về tiềm năng thu hút dòng vốn FDI, tổng vốn FDI đăng ký mới, góp vốn, mua cổ phần, điều chỉnh 7 tháng đầu năm đạt 15,54 tỷ USD, giảm gần 7% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, vốn thực hiện có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại với tốc độ 10% sô với cùng kỳ. Điều này thể hiện nhu cầu đầu tư FDI vẫn lớn.

Tỉnh Bình Dương tiếp tục thu hút vốn FDI lớn nhất và Singapore là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Các dự án tiêu biểu như dự án tăng vốn đầu tư tại VSIP Bắc Ninh, Samsung Electro-Mechanics, dự án đầu tư nhà máy trung hòa Carbon của tập đoàn Lego, nhà máy sản xuất trang sức tập đoàn Pandora.

Dòng vốn FDI toàn cầu đang được UNCTAD dự báo sẽ đi ngang hoặc giảm do những rủi ro khó lường từ đại dịch và cuộc xung đột dân sự. Tuy nhiên, theo khối phân tích, trong trung và dài hạn, Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á nhờ vị thế trên trường quốc tế và các yếu tố thuận lợi về vị trí - kinh tế - chính trị.

Một số lợi thế như sau có thể kể đến là vị trí thuận lợi kết nối giao thương giữa các nước Đông Nam Á, chi phí nhân công cạnh tranh so với các quốc gia khác. Ngoài ra Việt Nam cũng được hưởng lợi từ chiến tranh Mỹ - Trung và ít ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine. Các chính sách đối ngoại tích cực, chính sách ưu đãi thuế, đẩy mạnh đầu tư công của Việt Nam cũng là những lợi thế.

Báo cáo chiến lược của Agriseco cũng đề cập đến chỉ số sản xuất công nghiệp IIP 7 tháng 2022 tăng 8,8% so với cùng kỳ, trong đó nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế khi tăng 9,7% so với cùng kỳ. Các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục, thiết bị điện; thuốc, hóa dược, đô uống.

Theo khảo sát dự báo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý tới, có hơn 49% doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên so với quý II/2022, chủ yếu là khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Khối phân tích cũng kỳ vọng chỉ số PMI vẫn sẽ duy trì trên 50 điểm các tháng tới thể hiện sự hồi phục liên tục của nền kinh tế năm 2022

Với mảng xuất khẩu, các chuyên gia tại đây dự báo cán cân thương mại vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên giá trị xuất khẩu khả năng sẽ chậm lại các quý tới do lo ngại về lạm phát và suy thoái toàn cầu sẽ giảm sức cầu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu

Về lạm phát, Agriseco dự báo áp lực lạm phát nửa cuối năm khả năng tăng do chịu ảnh hưởng kép từ “chi phí đẩy” và “cầu kéo” nhưng giá nhiên liệu thế giới và giá cả hàng hóa đang hạ nhiệt kỳ vọng sẽ giúp điều tiết lạm phát cả năm 2022 và đảm bảo mục tiêu dưới 4%.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Dự báo tăng trưởng GDP quý III/2022 có thể đạt tới 10%

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá nền kinh tế đang vẫn đang cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch ...

Bối cảnh kinh tế thế giới: Tăng trưởng thấp kèm lạm phát

Triển vọng kinh tế thế giới kém lạc quan hơn trước các căng thẳng địa chính trị kèm theo gián đoạn chuỗi cung ứng.

7 tháng năm 2022: Việt Nam xuất siêu gần 1,1 tỷ USD

Theo dữ liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm tổng trị giá xuất khẩu của Việt ...

Hồng Giang

Tin liên quan