Đổi mới hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại

Cập nhật: 11:29 | 24/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội; đóng góp gần 30% tăng trưởng kinh tế, giữ tỷ trọng đa số hoặc chi phối một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tín dụng, năng lượng.

doi moi hoat dong cua doanh nghiep nha nuoc trong nen kinh te hien dai

Luật Lao động sửa đổi: Thúc đẩy sản xuất hay "trói chân" doanh nghiệp?

doi moi hoat dong cua doanh nghiep nha nuoc trong nen kinh te hien dai

Thương chiến: Cuộc cạnh tranh FDI của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia

Tại hội thảo kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đến năm 2030, kế hoạch 2021 - 2025 ngày 23/9, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, DNNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội; đóng góp gần 30% tăng trưởng kinh tế, giữ tỷ trọng đa số hoặc chi phối một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tín dụng, năng lượng.

doi moi hoat dong cua doanh nghiep nha nuoc trong nen kinh te hien dai

Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước thấp hơn so với hiệu quả đầu tư vốn của thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng đóng góp vào GDP, thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm mới và thị phần ở hầu hết các ngành ngày càng giảm. Đặc biệt ở ngành có mức độ cạnh tranh cao như thương mại, công nghiệp chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của CIEM, dự kiến giai đoạn năm 2011 - 2020 sẽ chuyển đổi sở hữu của 750 DNNN thông qua cổ phần hóa. Riêng giai đoạn từ 2016 đến tháng 6/2019, cơ quan chức năng đã chuyển 185.000 tỷ đồng cổ phần hóa và thoái vốn DNNN. Tỷ suất lợi nhuận và hiệu suất sử dụng lao động cao hơn mức bình quân nhưng số liệu bình quân chưa phản ánh đúng và đầy đủ hiệu quả của phần lớn DNNN. Tổng lợi nhuận của cả khu vực DNNN phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp lớn trong ngành có mức độ cạnh tranh thấp như khai khoáng, viễn thông, năng lượng.

Các ngành có cạnh tranh như thương mại, công nghiệp chế tạo, hiệu quả kinh doanh của DNNN thấp hơn doanh nghiệp khác. Điều này chứng tỏ áp lực cạnh tranh làm bộc lộ nhiều nhược điểm của DNNN.

Theo ông Trung, trên thực tế, DNNN chưa được đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo cơ chế thị trường…

“Sự lúng túng giữa việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN theo cơ chế thị trường với việc tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước đã dẫn tới sự can thiệp hành chính vào DNNN”, ông Trung nói.

Cần thay đổi vai trò của doanh nghiệp Nhà nước

Trước thực tế hoạt động của DNNN, CIEM kiến nghị không cần thiết phải xác định DNNN là “lực lượng vật chất chủ yếu của kinh tế Nhà nước” bởi DNNN không còn chiếm tỷ trọng trong đa số cơ cấu tài sản của kinh tế Nhà nước.

CIEM cũng kiến nghị, cơ quan chức năng cần tách bạch hoàn toàn đội ngũ cán bộ quản lý DNNN ra khỏi chế độ công chức, viên chức Nhà nước, thực hiện chế độ lương theo thị trường, hợp đồng lao động với tất cả chức danh điều hành DNNN.

Là DNNN đang trong quá trình cổ phần hoá, đại diện MobiFone cho rằng, cách thức triển khai cổ phần hoá đang có vấn đề. Cơ quan chức năng cần lập ban cổ phần hoá mời chuyên gia chuyên nghiệp và tư vấn quốc tế hỗ trợ. Doanh nghiệp mong muốn tìm được cổ đông chiến lược có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực, ngành nghề, thay vì nhà đầu tư tài chính.

doi moi hoat dong cua doanh nghiep nha nuoc trong nen kinh te hien dai

CIEM kiến nghị, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đối với DNNN, cơ quan chức năng cần: Chấm dứt mọi hình thức ưu đãi, triệt để áp dụng nguyên tắc tự vay – tự trả; sửa đổi căn bản pháp luật về quản trị DNNN theo hướng cơ quan đại diện chủ sở hữu (và cơ quan Nhà nước); không quyết định bất cứ quyết định nào thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh của DNNN.

Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến thành phần kinh tế quan trọng này là Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 73/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN.

Ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động

Tại nghị quyết, Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách. Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng kết, báo cáo Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan; hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Đồng thời rà soát, trình Thủ tướng ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 theo hướng tách bạch giữa những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc lĩnh vực công ích Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực nên huy động vốn đầu tư từ xã hội; xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp một cách thực chất. Tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, an sinh xã hội với hoạt động sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận của doanh nghiệp.

doi moi hoat dong cua doanh nghiep nha nuoc trong nen kinh te hien dai

Trình Chính phủ ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với DNNN theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ được nêu tại nghị quyết.

Về việc đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý rà soát diện tích đất đang quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; khẩn trương bàn giao phần vốn Nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

Rà soát, xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.

Công khai thông tin đối với tất cả các DNNN theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng theo quy định hiện hành.

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đảm bảo tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp; chỉ đạo rà soát toàn bộ các phương án sử dụng đất đã được phê duyệt cho các doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát để xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải cổ phần hóa nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất và các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất cho phù hợp với quy định.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của ngành Công Thương.

Về tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm, Chính phủ giao các cơ quan hữu quan thường xuyên rà soát, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp gửi Bộ Nội vụ tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất của DNNN, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2017; phối hợp với cơ quan thanh tra các cấp thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục.

Thanh tra Chính phủ còn có trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DNNN trực thuộc, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước.

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm