Doanh thu và sản lượng ngành bia giảm sâu, nguyên nhân do đâu?

Cập nhật: 13:33 | 23/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Trước tác động kép dịch bệnh Covid-19 và Nghị định 100, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có cồn, nhất là với rượu, bia sụt giảm mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (GSO), sản lượng bia toàn quốc trong quí I/2020 giảm 19%, trong khi chỉ ngay năm 2019 trước đó tăng trưởng gần 10%.

doanh thu va san luong nganh bia giam sau nguyen nhan do dau

Thời gian vừa qua, do lo ngại về dịch Covid-19, việc thổi nồng độ cồn theo quy định tại Nghị định 100 đã tạm thời hoãn lại.

Và khi dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt, Chính phủ chỉ đạo tái khởi động thực hiện nghiêm Luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100.

Mới đây, Cục Cảnh sát Giao thông vừa ban hành kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ. Kế hoạch nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo trên của Chính phủ.

Theo đó, từ ngày 15.5 đến 14.6, lực lượng cảnh sát giao thông trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông - trật tự xã hội, đồng nghĩa với việc kiểm soát gắt gao việc thử nồng độ cồn trong thời gian này.

Trước tác động kép dịch bệnh Covid-19 và Nghị định 100, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có cồn, nhất là với rượu, bia sụt giảm mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (GSO), sản lượng bia toàn quốc trong quí I/2020 giảm 19%, trong khi chỉ ngay năm 2019 trước đó tăng trưởng gần 10%.

Hầu hết các công ty bia niêm yết ở Việt Nam đều ghi nhận kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quý I/2020 cụ thể:

Doanh thu của CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (Mã: SMB) giảm 33% còn 237 tỉ đồng, lợi nhuận gộp giảm gần một nửa còn 41 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong kì chỉ đạt 19 tỉ đồng, giảm 54%.

Tương tự, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (Mã: WSB) giảm doanh thu từ 249 tỉ đồng xuống 194 tỉ đồng, tương ứng giảm 22%. Lợi nhuận gộp giảm 36%, lợi nhuận ròng 27,5 tỉ đồng, giảm gần 30%.

Hay như CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi (Mã: BSQ), doanh thu thuần giảm 38% chỉ còn 184 tỉ đồng; lợi nhuận gộp thậm chí giảm tới 73% còn hơn 13 tỉ đồng. Dù chi phí quản lí doanh nghiệp được công ty cắt giảm, tuy vậy lợi nhuận ròng của Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi vẫn giảm 83% chỉ còn 7 tỉ đồng.

Bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nhóm, doanh thu của CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ (Mã: BSP) rơi từ 154 tỉ đồng về 27 tỉ đồng, giảm 82%, thậm chí lỗ gộp hơn 3 tỉ đồng. Mức lỗ sau thuế của Bia Sài Gòn - Phú Thọ là gần 7 tỉ đồng, đổi chiều so với khoản lãi 14 tỉ đồng cùng kì năm ngoái.

Một doanh nghiệp khác cũng chuyển lãi thành lỗ là CTCP Bia Sài Gòn - Bạc Liêu (Mã: SBL), tuy doanh thu chỉ giảm 6% còn 49 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận gộp của công ty này giảm tới 46%. Điều này khiến Bia Sài Gòn - Bạc Liêu lỗ 247 triệu đồng, trong khi quí I/2019 lãi hơn 3,3 tỉ đồng.

Cả bốn doanh nghiệp kể trên đều là thành viên của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB), đơn vị đang đứng vị trí số một về thị phần kia cả nước.

Phía các công ty thành viên của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN) cũng không sáng sủa hơn.

Doanh thu của CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (Mã: THB) giảm 39% còn 48 tỉ đồng, lợi nhuận gộp giảm sâu 84% xuống hơn 1 tỉ đồng. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp vẫn tăng, trái ngược với chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 29%. Tuy vậy, Bia Hà Nội - Thanh Hóa vẫn lỗ 11,6 tỉ đồng, gấp đôi quí I năm ngoái.

Doanh thu của CTCP Habeco Hải Phòng (Mã: HBH) giảm sâu 60% còn 20 tỉ đồng. Với lợi nhuận gộp mỏng manh chỉ 83 triệu đồng, công ty này khó tránh khỏi thua lỗ. Khoản lỗ của Habeco Hải Phòng trong quí I là 2 tỉ đồng, gấp 2,2 lần cùng kì năm ngoái.

Hay như CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (Mã: HAD), doanh thu chỉ đạt 14 tỉ đồng, giảm 10% và lỗ ròng 1,5 tỉ đồng, tăng gấp đôi.

Áp dụng kênh off-trade (mua về nhà)

Theo đánh của Công ty chứng khoán SSI (SSI Research), doanh thu của kênh phân phối off-trade sẽ cải thiện và phần nào bù đắp cho doanh thu tại kênh on-premise (tại chỗ).

Trong quý I/2020, Sabeco (SAB) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng là 4.900 tỉ đồng đồng và 717 tỉ đồng, giảm lần lượt 47,4% và 44,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sự sụt giảm doanh số của SAB chủ yếu là từ các giao dịch SAB bán cho các đại lý bán lẻ và nhà phân phối (sell-in). Nguyên nhân lớn nhất là Covid-19, trực tiếp tác động đến kênh tiêu dùng tại chỗ.

SSI Research dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của SAB ở mức 27.960 tỉ đồng và 4.250 tỉ đồng.

SSI Research ước tính sản lượng tiêu thụ nửa cuối năm 2020 của SAB giảm 15% so với cùng kỳ năm trước khi người tiêu dùng điều chỉnh hành vi tiêu dùng để tuân thủ Nghị định 100 về quy định không uống rượu bia khi lái xe.

Đối với tiêu dùng tại nhà hàng, SSI Research nhận thấy rằng người tiêu dùng thực tế đã quay lại thói quen ăn uống bên ngoài, nhưng lưu lượng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Vào mùa hè (năm nay dự báo thời tiết cực kỳ nắng nóng), số lượng người tiêu thụ bia sẽ tăng. Tuy nhiên, phía SSI Research vẫn duy trì quan điểm rằng khi Nghị định 100 được thắt chặt vào tháng 5-6, doanh thu tại nhà hàng sẽ chỉ đạt một mức độ nhất định.

doanh thu va san luong nganh bia giam sau nguyen nhan do dau

Hai 'ông lớn' ngành bia lỗ đậm, vốn hóa bốc hơi nghìn tỷ vì COVID-19

KTCKVN - Nghị định 100 và đại dịch COVID-19 đẩy các ông lớn ngành bia vào thua lỗ, nhấn chìm giá cổ phiếu và thổi ...

doanh thu va san luong nganh bia giam sau nguyen nhan do dau

Sabeco trả cổ tức đầu năm, tỷ lệ 35%

TBCKVN - Hội đồng quản trị CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE – Mã chứng khoán: SAB) vừa thông ...

doanh thu va san luong nganh bia giam sau nguyen nhan do dau

Sabeco lãi kỉ lục 5.370 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 22% so cùng kỳ

TBCKVN - Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE – Mã chứng khoán: SAB) mới đây ...

Diệp Vấn (T/H)

Tin cũ hơn
Xem thêm