Doanh nghiệp xây dựng lao đao vì "bão giá" nguyên vật liệu

Cập nhật: 18:52 | 28/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nêu thực trạng doanh nghiệp xây dựng không muốn làm dự án trong nước, đặc biệt sợ thực hiện dự án đầu tư công do giá nguyên vật liệu tăng nhanh.

Doanh nghiệp xây dựng lao đao vì

Về nguyên nhân, đại diện VACC cho rằng dù đã được cải thiện so với năm ngoái, tình trạng ách tắc, vướng mắc pháp lý khiến số dự án được triển khai trong năm 2022 vẫn còn chậm. Tuy nhiên, việc nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam giúp triển vọng trong năm nay khả quan hơn.

“Lượng công việc, công ăn việc làm do doanh nghiệp FDI mang lại chiếm 30% tổng số của ngành xây dựng. Hiện nay có những dự án rất lớn, ví dụ dự án Lego ở Bình Dương có tổng giá trị gói thầu lên tới 400 triệu USD”, vị này chia sẻ.

Dẫu vậy, ngành xây dựng đang phát sinh tình trạng phân hóa khi chỉ có những doanh nghiệp, dự án có vốn FDI uy tín, vững vàng mới có thể tồn tại trong khi khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng cạnh tranh “chết dần, thậm chí chết rất nhanh”.

Đơn cử như dự án Lego, hiện chỉ có 2 đơn vị là Conteccons và Newtecons cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên thủ tục đầu tư ở Bình Dương vẫn đang vướng mắc ở quá trình giải phóng mặt bằng.

“Những doanh nghiệp như Vinaconex có tới 80% công việc nằm ở dự án nước ngoài. Đây cũng có thể coi là lối thoát cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC cho biết

Báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đại diện VACC nêu thực trạng doanh nghiệp xây dựng không muốn làm dự án trong nước, đặc biệt sợ thực hiện dự án đầu tư công do giá nguyên vật liệu tăng nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp lớn thường có xu hướng tìm dự án nước ngoài hoặc làm thầu phụ cho dự án FDI.

Từ quý IV/2020 đến nay, giá dầu diesel đã tăng từ 12.000-12.600 đồng/lít lên 30.000 đồng/lít, tương đương 240%. Giá thép tăng 20-60% so với đầu năm 2021.

Cuối năm 2020, giá cát dao động 300.000-320.000 đồng/m3 nay tăng lên 360.000 đồng/m3. Giá nhựa đường cuối quý IV/2020 là 11.000 đồng/kg nay là 15.500 đồng/kg. Giá xi măng tăng từ 1.400 đồng/kg lên 1.980 đồng/kg.

“Không có loại vật liệu xây dựng nào không tăng. Nếu tính theo %, giá thành của các dự án xây dựng trong năm 2022 tăng 18-30%”, ông Hiệp thông tin vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hay bù giá cho nhà thầu.

Vấn đề thứ hai là lực lượng lao động. Ngành xây dựng có đặc thù sử dụng nhiều lao động thời vụ, chiếm 70%. Tuy nhiên sau dịch, lực lượng này không quay lại làm việc, một phần do cơ hội việc trở nên đa dạng hơn. Do vậy, dù đơn giá nhân công tăng 25-30%, các doanh nghiệp vẫn khó tuyển nhân lực.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Loạt doanh nghiệp xây dựng kinh doanh “kém sắc” năm 2020

Năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường chứng khoán đều ghi nhận một năm kinh doanh kém sắc trước ảnh ...

Nỗi lo đè nặng doanh nghiệp xây dựng

Giá một số loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và thép, vừa có đợt tăng “sốc” thứ hai trong năm 2021, ...

Kết quả kinh doanh trái chiều của nhóm doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm 2022

Đà tăng phi mã của giá nguyên vật liệu đã ảnh hưởng rất lớn lên các doanh nghiệp ngành xây dựng. Nhiều doanh nghiệp vẫn ...

Thiên Ân

Tin cũ hơn
Xem thêm