Hiệp định EVFTA và IPA:

Doanh nghiệp Việt chờ tin vui từ châu Âu

Cập nhật: 14:38 | 12/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hôm nay, 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư IPA.

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au

Bảng giá xe Honda Lead mới nhất ngày 12/2/2020

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au

Honda Winner X và những chi tiết "cổ hủ" khiến dân chơi ngán ngẩm

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được Nghị viện châu Âu (EP) xem xét phê chuẩn trong ngày hôm nay, 12/2/2020.

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au
Hôm nay, 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư IPA

Nếu được thông qua, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ xóa bỏ hơn 99% số dòng thuế theo lộ trình, tạo thuận lợi cho các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường EU như: dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ. Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến có thể tăng thêm 20% trong 2 năm tới.

Bên cạnh thương mại, EVFTA cũng có những cam kết sâu rộng về dịch vụ, mua sắm chính phủ, lao động và sở hữu trí tuệ. Sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực. Hiệp định Bảo hộ đầu tư cũng sẽ sớm có hiệu lực khi được quốc hội các nước thành viên EU thông qua.

Trong tiến trình phê chuẩn 2 Hiệp định này, về thủ tục nội bộ của EU, Hiệp định EVFTA cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và sau đó được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Còn với Hiệp định EVIPA, Hiệp định này muốn có hiệu lực phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU (sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit).

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Brussels, Bỉ và Strasbourg, Pháp với tư cách là Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 11/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli.

Trong khuôn khổ chuyến làm việc từ ngày 4 đến 12/2, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cũng đã có nhiều cuộc làm việc quan trọng với Phó Chủ tịch EP Pedro Silva Pereira, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế EP (INTA) Bernd Lange, Cao ủy Thương mại Ủy ban châu Âu Phil Hogan, lãnh đạo nhiều đảng chủ chốt như đảng Nhân dân châu Âu (EPP), Xã hội và Dân chủ (S&D), châu Âu Đổi mới (RE)… trưởng đoàn nghị sĩ EP của nhiều nước thành viên EU như Pháp, Phần Lan, Bulgari, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia… và nhiều nghị sĩ nhằm trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm, chuẩn bị cuộc cho bỏ phiếu về thông qua hai hiệp định tại EP.

Hiệp định EVFTA và EVIPA được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội sau 7 năm đàm phán. Đây là các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện, bao quát các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững.

Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước…, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Kết quả tính toán chỉ ra rằng EVFTA góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023), 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07-7,72% (năm 2029 - 2033).

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au

Các cam kết rộng và sâu về đầu tư sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương (BIT) giữa Việt Nam và các nước thành viên EU sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Khai mở thêm thị trường 18.000 tỷ USD

Liên tiếp trong 4 năm qua, ông Peter Weishaupt, giám đốc bán hàng toàn cầu của Công ty Haus Rabenhorst (Đức), đều đến TP. HCM để tham dự hội chợ thực phẩm quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm của công ty vào Việt Nam.

Là công ty gia đình với trên 200 năm tuổi chuyên sản xuất các loại đồ uống tốt cho sức khỏe và danh tiếng tại Đức, ông Peter Weishaupt cho biết công ty đang hướng tới những thị trường lớn bên ngoài châu Âu như Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Việc tham gia các hội chợ vừa để tìm kiếm các nhà nhập khẩu mới, đồng thời cũng gặp gỡ và hỗ trợ các nhà nhập khẩu hiện có trong việc bán hàng và marketing.

Có thể thấy các gian hàng thực phẩm của Liên minh châu Âu nói chung và các doanh nghiệp châu Âu nói riêng ngày càng to đẹp và hoành tráng ở các hội chợ thực phẩm quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Các doanh nghiệp châu Âu đem đến Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao từ nông sản, thực phẩm chế biến, các loại thịt, sữa... hợp xu hướng tiêu dùng mới về sức khỏe, thực phẩm hữu cơ.

Ông Nguyễn Minh Tin, giám đốc phụ trách nhập khẩu của một công ty thương mại tại quận 2 (TP. HCM), cho biết các mặt hàng thực phẩm từ châu Âu nhập khẩu về VN đang chịu mức thuế 10 - 30%. Nếu EVFTA được thông qua, thuế của các mặt hàng này giảm xuống sẽ giúp doanh nghiệp dễ nhập khẩu và kinh doanh, người tiêu dùng cũng có cơ hội tiếp cận nhiều mặt hàng với giá cả phải chăng hơn.

Cũng theo ông Tin, các doanh nghiệp châu Âu cũng rất chú trọng đến phát triển thị trường VN. Bên cạnh việc tham gia các hội chợ tại Việt Nam, các nhà xuất khẩu châu Âu cũng có nhiều chính sách linh động để doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng của họ.

"Họ không yêu cầu phải nhập khẩu nhiều giai đoạn đầu mà sẵn sàng hỗ trợ mình nhập nhiều mặt hàng với số lượng nhỏ. Thậm chí có những nhà sản xuất còn cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu, một dạng cho nhập khẩu trước rồi trả tiền sau", ông Tin chia sẻ.

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu

EVFTA sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải làm ăn bài bản hơn để cạnh tranh. Bởi không chỉ đến trực tiếp Việt Nam để quảng bá, các doanh nghiệp sản xuất châu Âu cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tới châu Âu tìm hiểu thị trường và nhập khẩu hàng.

Theo ông Nguyễn Minh Tin, các hiệp hội ngành hàng châu Âu làm rất bài bản, họ có chính sách hỗ trợ một phần vé máy bay và toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở đối với doanh nghiệp từ VN đến tham gia các chương trình hội chợ xúc tiến xuất khẩu của nước họ.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, không chỉ quảng bá, đưa sản phẩm vào các hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp, vài năm trở lại đây, các nhà xuất khẩu châu Âu hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu đưa hàng hóa ra các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị… để tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng bình dân.

Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp các mặt hàng chăn nuôi như thịt gà, thịt heo, thịt bò, sữa… từ châu Âu vào Việt Nam nhiều hơn trước.

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au Tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU

Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển logistics gắn với đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu” ...

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au Các FTA tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) nhận định, việc Việt Nam ký kết và đưa vào thực hiện các hiệp ...

doanh nghiep viet cho tin vui tu chau au Thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm