Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng mạnh: Tổng Cục Thống kê nói gì?

Cập nhật: 10:41 | 29/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội quý I/2020 của Tổng Cục Thống kê, trong quý I/2020, cả nước có 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, 12.200 doanh nghiệp chờ giải thể và 4.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi

Cần những giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế theo kỳ vọng

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi

CPI quý I tăng 5,56% do tác động của COVID-19

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của cả nước là 29.700 doanh nghiệp, tăng 4,4% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, cả nước có 14.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào cảnh "đóng băng" vì COVID-19

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 3 tháng đầu năm là 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.200 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 4.100 doanh nghiệp.

Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể tăng cao phản ánh tình hình khó khăn của kinh tế trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Riêng với lĩnh vực bất động sản, từ một ngành nghề luôn dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới thì nay lĩnh vực này đã tụt giảm. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bất động sản với 790 doanh nghiệp đăng ký, giảm 6%.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, khó khăn của thị trường cùng diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang khiến nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động một phần. 1/3 số sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa vì chủ đầu tư dự án không mở bán sản phẩm.

Ngoài ra, ước tính có khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động tạm thời. Những doanh nghiệp này đang phải tìm nhiều phương án để bám trụ như cho nhân viên nghỉ luân phiên để giảm chi phí, một số thì giảm nhân sự.

Báo điện tử TBCK Việt Nam dẫn ý kiến của ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê trên vov.vn thông tin về thực trạng này.

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm

Thưa ông, Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu khẳng định có 18.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý I năm nay. Tổng cục thống kê ghi nhận những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Ông Nguyễn Bích Lâm: Nguyên nhân chính số doanh nghiệp dừng như thế thì có hai nhóm nguyên nhân, nhóm nguyên nhân đầu tiên là do dịch bệnh COVID-19 làm cho nhu cầu tiêu thụ của người dân suy giảm, người dân người ta không đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả người lao động. Đồng thời là điều kiện sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn, nguyên vật liệu không đủ nên suy giảm. Suy giảm cả do nhu cầu của nền kinh tế bị suy giảm và nội lực của các doanh nghiệp không đủ, bởi vì trong tổng số doanh nghiệp như thế đến 98% và doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô lao động rất nhỏ, quy mô vốn rất nhỏ.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ khi có những “cú sốc” thì khó có thể trang trải được. Ngay những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước phát triển như Mỹ thì cũng đòi hỏi Chính phủ phải hỗ trợ rất lớn mới có thể không bị đóng cửa, không phá sản. Khi mà dập xong dịch thì các doanh nghiệp này sẽ lại tiếp tục sản xuất chứ không thể sản xuất trong thời kỳ dịch bệnh.

Ông suy nghĩ thế nào khi hầu hết tất cả các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đều đồng loạt kêu cứu?

Ông Nguyễn Bích Lâm: Thực ra dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh tế, tất cả các lĩnh vực, doanh nghiệp kêu bởi vì họ khó khăn. Chúng ta cũng cần phải phân chia ra nhóm doanh nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ như thế nào, hoạt động trong ngành kinh tế gì thì sẽ phải chịu tác động nhiều.

Chẳng hạn cùng là doanh nghiệp, cùng quy mô như nhau nhưng nếu hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống trong lĩnh vực vận tải, trong lĩnh vực hàng không, trong lĩnh vực du lịch thì chắc chắn là khó khăn hơn những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất, như trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cho nên chúng ta cần phải phân chia ra những nhóm doanh nghiệp, chúng ta xác định được mức độ khó khăn của họ. Từ đó, Chính phủ có giải pháp giúp cho các nhóm doanh nghiệp ấy tồn tại và khắc phục lại sản xuất khi chúng ta dập dịch xong.

Qua số liệu thống kê từ Tổng Cục Thống kê, chúng ta có thể xác định được cụ thể một vài ngành nghề, lĩnh vực nào là điển hình chịu tác động mạnh nhất?

Ông Nguyễn Bích Lâm: Qua số liệu kinh tế của 3 tháng đầu năm và số liệu tổng mức bán lẻ suy giảm rất mạnh chúng tôi thấy nhóm về lưu trú, ăn uống suy giảm rất mạnh, du lịch suy giảm mạnh, nhóm vận tải đặc biệt vận tải hàng không suy giảm, vận tải đường bộ cũng suy giảm. Đó là những ngành, những nhóm mà nó ảnh hưởng rất mạnh từ COVID-19 đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, cũng có những ngành được hưởng lợi như tài chính, ngân hàng, ngành thông tin, truyền thông là những ngành tận dụng được những khó khăn để vươn lên. Câu chuyện này đây chúng ta cần phải đánh giá cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực, từ đó có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Các ngành phải có những giải pháp khác nhau và giải pháp thật cụ thể, làm sao giúp cho những doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi Chính phủ chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã thiệt hại nặng nề do tác động của dịch bệnh COVID-19, nhất là khối doanh nghiệp vận tải, ...

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi Tiếp sức cho doanh nghiệp, cần tăng liều lượng

Các giải pháp tiếp sức cho doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid- 19, theo nhìn nhận của các doanh nghiệp ...

doanh nghiep tam ngung hoat dong tang manh tong cuc thong ke noi gi Thủ tướng chủ trì họp sơ kết Nghị quyết TW 5 về chính sách xã hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua sơ kết cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhiều điểm sáng trong ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm