Doanh nghiệp "khóc thét" khi giá xăng tăng kỉ lục

Cập nhật: 08:17 | 24/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao đã tạo áp lực đến các doanh nghiệp, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao. Cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp điều chỉnh kế hoạch song cũng mong muốn có chính sách tháo gỡ.

4206-xang
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Lập kỉ lục mới, giá xăng tăng cao

Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 23/5 sau khi áp dụng quỹ bình ổn.

Theo quyết định của liên bộ, từ 15 giờ, mặt hàng xăng E5 RON92 tăng 674 đồng/lít so với giá hiện hành lên mức mới là 29.633 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 669 đồng/lít, cao nhất là 30.657 đồng/lít.

Tuy vậy, mặt hàng dầu diesel 0.05S giảm 1.097 đồng/lít, giá mới là 25.553 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 763 đồng/lít, giá trần là 24.405 đồng/lít. Còn dầu mazút 180CST 3.5S giảm 962 đồng, lùi về mức 20.598 đồng/kg.

Tại quyết định này, liên bộ Công Thương-Tài chính quyết định trích lập xăng E5 RON92 và xăng RON95 là 0 đồng/lít, song dầu diesel và dầu hỏa trích lập 300 đồng/lít, dầu mazút là 400 đồng/kg.

Ở chiều ngược lại, liên bộ quyết định chi sử dụng quỹ BOG với xăng E5 RON92 ở mức 100 đồng/lít, xăng Ron95 là 300 đồng/lít, còn lại các mặt hàng dầu không chi.

Đại diện Petrolimex cho biết tính đến thời điểm điều chỉnh giá, quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) tại doanh nghiệp âm (-) 15 tỷ đồng.

Lần gần đây nhất, ngày 11/5, sau khi trích lập và sử dụng quỹ bình ổn, duy nhất mặt hàng dầu mazút giữ ổn định.

Trong khi đó, các mặt hàng khác như xăng E5 RON92 tăng 1.491 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.554 đồng/lít. Cùng đó, mặt hàng dầu diesel 0.05S tăng 1.120 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít.

Theo Nghị định 95/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng, dầu sẽ có hiệu lực từ ngày 2/1/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh mỗi tháng 3 lần vào các ngày: 1, 11 và ngày 21 hằng tháng (tức là 10 ngày một lần, thay vì 15 ngày một lần).

Nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ; nếu trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán thì được lùi sang kỳ điều chỉnh tiếp theo.

Doanh nghiệp lao đao vì đội chi phí

Trưởng phòng nhân sự CTCP Thống Nhất Hà Nội Chu Văn Vượng cho biết, với đặc thù là công ty sản xuất cơ khí (chuyên sản xuất xe đạp) nên khi xăng tăng đã ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào (thép, nhôm…), đẩy giá thành sản xuất sản phẩm, từ đó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, biên độ lợi nhuận của công ty.

Để có thể thích ứng với chi phí xăng, dầu tăng, ngoài việc điều chỉnh giá bán một số sản phẩm cho phù hợp, doanh nghiệp cũng triển khai thực hiện đồng thời một số giải pháp như tận dụng, tiết kiệm nguyên vật liệu ở mức tối đa nhằm có thể giảm bớt một phần chi phí, tăng cường quản lý, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát; thuyết phục với đơn vị vận chuyển (xe thuê ngoài) để không tăng cước vận chuyển quá cao; tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên vật liệu khác để có chất liệu tốt, giá thành biến động ít nhất; đầu tư cải tiến dây chuyền để cải thiện môi trường làm việc và tăng năng suất để hạn chế chi phí đội giá thành sản phẩm…

Giám đốc CTCP Sản xuất và Thương mại Song Phương Nguyễn Thị Phương chia sẻ, giá xăng tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến đà phục hồi của doanh nghiệp. Đối với Song Phương, chi phí xăng, dầu chiếm khoảng 25 - 30% trong tổng chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp; chiếm tỷ trọng khá cao đã tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của cán bộ nhân viên doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp trước thường mang sản phẩm đến trực tiếp giới thiệu đối tác, khách hàng, nay doanh nghiệp sử dụng online, các nền tảng mạng xã hội, web… định dạng chi tiết hơn về sản phẩm để hạn chế việc đi lại thị trường nhằm tiết giảm chi phí. Đối với vận chuyển, doanh nghiệp sắp xếp đơn hàng giao theo tuyến, tính toán lượng hàng bán ra tại các đơn vị bạn để nâng giá trị đơn hàng lên cao gấp 3 - 4 lần so với trước để hạn chế giao nhiều lần dẫn đến chi phí tăng. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời còn về lâu dài, doanh nghiệp phải tìm giải pháp khác hiệu quả hơn.

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh thương mại nhập khẩu đa ngành, Giám đốc Công ty TNHH XNK Thiết bị Sao Việt Đào Thị Thúy Anh chia sẻ, giai đoạn gần đây, xăng, dầu tăng không chỉ gây ra lạm phát, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế khi giá nguyên liệu đầu vào về logictis, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón… đều tăng.

Đối với Sao Việt là đơn vị thương mại và sản xuất hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa liên quan trực tiếp đến xăng, dầu, vì vậy khi xăng, dầu tăng tác động mạnh vào giá thành sản phẩm chạm đến ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp. Nếu tiếp tục tăng, hoặc kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất, hoặc hàng hóa không lưu thông dẫn đến thua lỗ… là điều không thể tránh khỏi.

Giá xăng dầu hôm nay 24/5/2022: Đột phá lịch sử, xăng trong nước gần 31.000 đồng/lít

Chiều qua (23/5), liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định ngừng trích lập quỹ Bình ổn giá với các loại xăng, đồng thời ...

Giá xăng trong nước vượt kỷ lục: Hơn 30.000 đồng/lít

Từ 15h chiều nay (23/5), mỗi lít xăng tăng khoảng 670-680 đồng, lập đỉnh mới trong khi các loại dầu giảm 760-1.100 đồng.

Giá xăng tăng tăng kỷ lục chưa từng có: Chuyên gia nói gì?

Dự báo giá xăng trong nước sẽ tiếp tục tăng trong kỳ điều hành chiều nay (23/5) và vượt mức 30.000 đồng/lít - mức giá ...

Thuận Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm