Doanh nghiệp dệt may có gốc FDI "át vía" doanh nghiệp nội?

Cập nhật: 11:02 | 11/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ở thời điểm hiện tại, khối doanh nghiệp FDI đang chiếm từ 60 - 70% tỉ trọng xuất khẩu ngành dệt may. Vậy các doanh nghiệp nội đang ở đâu trong bản đồ cung ứng các sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới?

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi

May Hữu Nghị chốt quyền trả cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền, tỷ lệ 20%

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi

Vấn đề của ngành dệt may...

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vừa đưa ra những số liệu như: Trong vòng 30 năm (kể từ năm 1989), số vốn đầu tư FDI được thu hút vào ngành dệt may đạt 19,285 tỷ USD trong đó, Hàn Quốc có lượng vốn đăng ký lên tới 4,798 tỷ USD cùng 464 dự án; Đài Loan (Trung Quốc) gần 3 tỷ USD, 132 dự án; Hong Kong 2,395 tỷ USD và 147 dự án; Trung Quốc 2,116 tỷ USD với 197 dự án và Bristish Virgin Islands 70 dự án, vốn đầu tư đạt 1,607 tỷ USD.

Tính đến tháng 10/2029, các địa phương thu hút được nhiều vốn FDI vào dệt may nhất gồm: Đồng Nai 149 dự án với tổng số vốn 4,84 tỷ USD; Bình Dương 202 dự án, tổng vốn 2,39 tỷ USD; Tây Ninh 56 dự án, tổng vốn 1,9 tỷ USD; Long An 212 dự án tổng số vốn 1,01 tỷ USD...

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas, ngành dệt may có được năng lực sản xuất như hiện nay là nhờ vào nguồn vốn FDI. Các tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... đã giúp ngành dệt may hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù việc thu hút đầu tư từ khối FDI đã góp phần phát triển ngành dệt may của Việt Nam nhưng vô hình trung lại khiến DN trong nước ngày càng lệ thuộc.

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi
Doanh nghiệp dệt may nội đang bị lép vế so với khối doanh nghiệp FDI

Nguyên nhân là với nguồn vốn mạnh, dự án đầu tư lớn, lại có quan hệ bạn hàng rộng lớn trên quốc tế nên DN FDI có nhiều lợi thế hơn DN nội.

Bên cạnh đó, đa phần dự án FDI đầu tư vào dệt may thời gian qua đều nhắm tới phân khúc may, cạnh tranh trực tiếp với các DN trong nước. Điều này làm cho các DN Việt Nam rất ít có cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị, tạo ra sự liên kết bền vững.

Đó là chưa kể, trước đây các nhà đầu tư ngoại tìm đến Việt Nam ở lĩnh vực dệt may chỉ thuần túy gia công, nhưng nay họ đã đa dạng hóa nguồn vốn, từ đầu tư trực tiếp đến gián tiếp thông qua việc thâu tóm, mua lại cổ phần của DN trong nước làm cho thị phần vốn DN nội ngày càng thu hẹp lại. Ngoài cạnh tranh trực tiếp về đơn hàng, các DN FDI còn cạnh tranh lao động với các DN trong nước. Họ có tiềm lực lớn, sẵn sàng bỏ ra một mức chi phí cao hơn để chi trả và tạo ra thách thức cho DN Việt Nam.

Ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn. Năm 2019, mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD khó đạt được khi dự ước cả năm chỉ khoảng 39 tỷ USD, thêm vào đó là những khó khăn về lao động, nguyên liệu nguồn gốc, xuất xứ...

Những vấn đề nêu trên dẫn tới một thực tế là, ngành dệt may hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào khối DN FDI. Năm 2018, khối này chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may của cả nước. Chính vì vậy bên cạnh sự nỗ lực của nhà đầu tư trong nước, cũng cần có sự định hình lại cơ cấu ngành từ Nhà nước và chính quyền các địa phương.

Triển vọng ở ngành da giày

Với việc ký kết một số hiệp định thư‌ơng mại (EVFTA, CPTPP) đã và đang mở ra cơ hội ph‌át triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hú‌t đầu tư cũng như thúc đẩ‌y xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

Theo Bộ Công thương, tính chun‌g 11 tháng vừa qua, sả‌n lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi chỉ số sả‌n xuất da và các sả‌n phẩm có liên quan tăng 9,8%.

Bên cạnh đó, hoạt độn‌g xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tra‌nh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cơ hội mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có nhiều thuận lợi.

Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam cho biết, đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 - 10% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân, Bộ Công thương cho rằng, một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp là giá nguyên vật liệu ổn định, không tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tra‌nh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Mặt khá‌c, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada. Ước tính, tổng ki‌m ngạch xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Với những thuận lợi về thị trường, Bộ Công thương dự báo sả‌n xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10% so với năm 2018 và duy trì mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020.

“Cơ cấu” lại chuỗi giá trị sản xuất

Với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, các chuyên gia cho rằng đây là một trong những thời cơ để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, tuy nhiên phải gắn liền với việc cơ cấu lại ngành sản xuất.

Theo ông Vũ Đức Giang, hiện nay dệt may Việt Nam đang yếu ở khâu dệt nhuộm, hầu hết các DN đều quan tâm vào lĩnh vực đo và may, do đó trong thu hút đầu tư cần phải tính toán vấn đề này. Đồng thời cũng phải chú ý việc xử lý vấn đề môi trường, có thể xây dựng các khu công nghiệp chuyên biệt về dệt nhuộm để hút vốn FDI, tránh tình trạng nhà đầu tư nản lòng vì đi đâu cũng bị từ chối do lo sợ ô nhiễm môi trường.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký kiêm đại diện Vitas tại TP. HCM nhận định ở khu vực miền Nam, từ lâu, các địa phương ở Đông Nam bộ, trong đó đi đầu là TP. HCM, Đồng Nai rồi đến các địa phương khác đã e dè hơn với lĩnh vực dệt nhuộm và không khuyến khích thu hút đầu tư. Điều này cũng gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) cho rằng hiện nay, công nghệ của ngành dệt nhuộm đã tiên tiến hơn rất nhiều so với trước đây. “Tôi có trao đổi với nhiều DN trong ngành dệt may và thấy rằng công nghệ đã thay đổi rất nhiều, chúng ta phải phá bỏ định kiến khi cho rằng cứ dệt nhuộm là ô nhiễm môi trường. Điều quan trọng là gạn lọc DN có đủ uy tín và cơ chế kiểm soát nó”, bà Trang nhận định.

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi

Ngành dệt may và đường vào EU: Doanh nghiệp hoạt động riêng rẽ dễ rủi ro

TBCKVN - Thực tế, nhờ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể thoát khỏi việc bị đánh thuế 9.6% lên hàng may mặc và sẽ ...

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi

Tận dụng CPTPP, dệt may Việt Nam nỗ lực tiếp cận thị trường Canada

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ngày 16/5, tại thành phố Montreal đã diễn ra hội thảo “Dệt may Việt Nam và CPTPP” do Tập ...

doanh nghiep det may co goc fdi at via doanh nghiep noi

Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%

TBCKVN - Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập ...

Quốc Trung

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm