Đồ thị nến Nhật, cách đọc đồ thị nến Nhật cho những nhà đầu tư mới

Cập nhật: 15:26 | 05/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Đồ thị nến thường được biết trong đầu tư chứng khoán - tài chính và dùng như một hình thức phân tích chiến lược phổ biến. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới bắt đầu chưa nhiều kinh nghiệm hẳn sẽ luôn băn khoăn rằng biểu đồ nến Nhật là gì? Cách đọc biểu đồ nến như thế nào? Bài viết dưới đây, giúp nhà đầu tư tìm hiểu thêm về khái niệm này.

Đồ thị nến Nhật là gì?

Nến Nhật (candlestick) là một loại biểu đồ giá được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là chứng khoán.

Mẫu hình này được phát minh bởi một thương nhân người Nhật có tên là Munehisa Homma vào thế kỷ 18, với mục đích ban đầu là để ghi chép diễn biến giá gạo. Do có tính ứng dụng cao trong việc phân tích, nến Nhật nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới thương nhân và "du nhập" khắp thế giới. Ngày nay, nến Nhật được biết đến và sử dụng bởi gần như tất cả những người tham gia thị trường tài chính.

Thông thường mỗi sàn giao dịch sẽ quy định những màu nến khác nhau và được thiết lập sẵn trên công cụ giao dịch. Trong đó, màu được sử dụng phổ biến nhất là màu xanh cho nến tăng, và màu đỏ cho nến giảm.

Cấu tạo của một cây nến

Một biểu đồ nến được cấu tạo bởi hàng nghìn cây nến Nhật khác nhau. Mỗi cây nến Nhật sẽ có 2 phần là thân nến và bóng nến.

Đồ thị nến Nhật, cách đọc đồ thị nến Nhật cho những nhà đầu tư mới
Cách đọc biểu đồ nến Nhật (nguồn internet)

Thân nến cho biết mức giá đóng (close) và giá mở cửa (open) trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, trên biểu đồ 15 phút, mỗi cây nến Nhật sẽ được hình thành dựa theo diễn biến giá trong mỗi 15 phút. Tương tự, trên biểu đồ ngày của chứng khoán, mỗi cây nến Nhật sẽ được hình thành dựa theo diễn biến giá trong một phiên giao dịch.

Bóng nến cho biết mức cao nhất (highest) và thấp nhất (lowest) của giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Có 5 loại nến Nhật cơ bản

Nến tiêu chuẩn

Cấu tạo: Phần thân dài, có bóng trên và bóng dưới ngắn hơn so với thân.

Ý nghĩa nến: Cho thấy xu hướng đang diễn ra trong hiện tại, nến xanh là xu hướng tăng và nến đỏ là ngược lại.

Nến cường lực

Cấu tạo: Nến chỉ có thân và không có bóng nến.

Ý nghĩa nến: Thể hiện sức mua/bán cực mạnh trên thị trường. Nến cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Khi đó, các nhà đầu tư sẽ thường phải phân tích thêm các yếu tố bên dưới để biết được tính hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn.

Đảo chiều:

Nến cường lực đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng => Tín hiệu đảo chiều giảm.

Nến cường lực xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm => Tín hiệu đảo chiều tăng.

Tiếp diễn:

Nến cường lực xanh xuất hiện trong xu hướng tăng => Tín hiệu tăng tiếp tục.

Nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm => Tín hiệu giảm tiếp tục.

Đồ thị nến Nhật, cách đọc đồ thị nến Nhật cho những nhà đầu tư mới
Các loại nến trong biểu đồ nến Nhật (nguồn internet)

Nến có râu dài ở dưới

Nến này còn có tên là Nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng).

Cấu tạo: Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, tạo thành râu dài ở dưới.

Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên bán kéo xuống mạnh, nhưng sau đó đã được bên mua kéo lên lại.

Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Nến râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.

Nến râu dài ở dưới màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.

Nến có râu dài ở trên

Nến này còn có tên là Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng).

Cấu tạo: Tương tự như trên, nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, nhưng râu dài sẽ nằm ở bên trên thân.

Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên mua đẩy lên cao, sau đó bên bán đã kéo xuống lại.

Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.

Nến râu dài ở trên màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.

Nến do dự

Cấu tạo: Nến có phần thân rất nhỏ, hoặc gần như không có. Bóng nến dài và giá đóng/mở cửa gần như bằng nhau.

Ý nghĩa nến: Thể hiện sự cạnh tranh giữa 2 bên mua và bán nhưng chưa phân thắng bại. Thường thì nến do dự sẽ không mang tín hiệu nên cần phải chờ nến xác nhận sau đó.

Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm là gì?

Chứng quyền có bảo đảm là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành (khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép) ...

Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) là gì?

Cổ phiếu OTC xuất phát từ cụm từ tiếng Anh Over the Counter Market. Nó được hiểu là thị trường mua bán chứng khoán không ...

GAP (khoảng trống giá) trong chứng khoán là gì?

GAP hay còn gọi là khoảng trống giá. Đây được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch hoặc là 2 cây ...

Đại Dương