Điểm tên những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong năm “Covid thứ nhất”

Cập nhật: 12:40 | 18/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Đại dịch Covid-19 ập đến như 1 phép thử bất ngờ làm thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải làm mới chính mình để tồn tại và phát triển. Bên cạnh những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi đại địch thì vẫn còn đó một vài doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh trong năm qua.

Điểm tên những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong năm “Covid thứ nhất”

Điểm tên những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong năm “Covid thứ nhất”.

(Ảnh minh họa)

Đầu tiên phải kể đến Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld – Mã: DGW), từ những tháng đầu năm 2020, công ty đã liên tục ghi nhận tín hiệu khả quan nhờ sự tăng trưởng đột biến của nhu cầu Laptop và máy tính xách tay, tương ứng xu hướng làm việc, học tập tại nhà tăng cao.

Với việc thị phần được mở rộng từ mức 20,7% (năm 2014) lên 31,5% (cuối năm 2019) cũng đóng góp một phần lớn giúp Digiworld duy trì đà tăng trưởng đến quý cuối năm, dù nhu cầu có giảm nhiệt trong mùa cao điểm (tháng 9-10).

Giới phân tích đánh giá Digiworld có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ xu hướng gia tăng hợp nhất của thị trường phân phối máy tính xách tay Việt Nam, nhờ lợi thế mở rộng sang các sản phẩm và thương hiệu cao cấp hơn (Apple và Huawei), cùng với đó là đạt được hợp đồng phân phối độc quyền cho các mẫu laptop bán chạy.

Digiworld tạo một nền tảng vững chắc tại phân khúc điện thoại di động, khi được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thương hiệu Xiaomi và hợp tác với Apple từ tháng 6/2020. Qua đó giúp tăng quy mô doanh thu lợi nhuận, đón đầu xu hướng tiêu dùng mới.

Kết quả, năm 2020 Digiworld đạt doanh thu 12.535 tỷ đồng, tăng 48%; lợi nhuận ròng 253 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2019. Công ty cũng vượt kế hoạch lần lượt 23% và 25%.

Năm vừa qua cũng mang lại cơ hội mới cho nhóm ngành dệt may với dòng sản phẩm khẩu trang và đồ bảo hộ. Trong đó 2 doanh nghiệp linh hoạt ứng phó, tạo được đầu ra ghi nhận lạc quan nửa cuối năm gồm: CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) và CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex – Mã: GIL).

Đối với TCM, năm qua với lợi thế làm việc với các thương hiệu lớn có thị trường ổn định cũng như chuỗi giá trị hoàn chỉnh, TCM được đánh giá là đơn vị có khả năng ứng biến nhanh trong mùa dịch. Doanh nghiệp ghi nhận vẫn có thêm khách hàng và đơn hàng mới trong năm qua, tình hình kinh doanh của tăng tưởng hàng quý.

Kết thúc năm 2020, TCM đạt 3.470 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 276 tỷ đồng, tăng 27%. Trong đó, khoảng 84% doanh thu của Công ty đến từ xuất khẩu.

Đặc biệt, bắt đầu có đơn hàng từ 2019, TCM đã gia nhập vào chuỗi giá trị của Adidas: Đây cũng là nhóm hàng (thể thao) được dự báo tăng trưởng mạnh trên thế giới trong và sau đại dịch.

Không kém cạnh, lợi nhuận ròng của Công ty dệt may Gilimex đã tăng gần gấp đôi vào năm 2020 nhờ một số hợp đồng giá trị cao với các nhà bán lẻ quốc tế. Sản phẩm chính của Gilimex là túi xách và ba lô.

Gilimex báo cáo doanh thu kỷ lục đạt 3,45 nghìn tỷ đồng (150 triệu đô la), tăng 36% so với năm 2019 và lợi nhuận ròng là 308 tỷ đồng trong năm.

Công ty đã liên kết với Amazon, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới vào năm 2016 và chứng kiến doanh thu trung bình tăng 20% một năm kể từ đó.

Trong khi đó, đối tác nước ngoài lớn khác của Amazon là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất khổng lồ IKEA của Thụy Điển, đã có tám hợp đồng dài hạn trị giá 16,2 triệu đô la.

Amazon cũng phát triển các sản phẩm mới cho nhà sản xuất sản phẩm trẻ em của Hà Lan là Bugaboo và Puma, công ty đa quốc gia của Đức chuyên sản xuất giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao và bình thường.

Một doanh nghiệp nữa phải kể đến là CTCP Đông Hải Bến Tre (Mã: DHC) ghi nhận doanh thu thuần năm 2020 cao gấp đôi lên 2.888 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 115% đạt gần 392 tỷ đồng, cao nhất 10 năm qua, tương đương EPS đạt 6.858 đồng. So với kế hoạch, DHC đã vượt gần 8% mục tiêu doanh thu và vượt 31% mục tiêu lợi nhuận.

Đông Hải Bến Tre cho biết, năm qua sản lượng sản xuất và bán ra ổn định, giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng thúc đẩu doanh thu tăng. Mặt khác, doanh thu tài chính cũng tăng do lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả, phải thu, tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ. Ngược lại, chi phí tài chính giảm do giảm dư nợ vay trung hạn và lãi suất vay giảm.

Trên thị trường chứng khoán, kết quả kinh doanh ấn tượng cũng phản ánh vào giá cổ phiếu. Mã DGW tăng mạnh từ mức 20.000 đồng/cp (tháng 3/2020) lên 90.800 đồng/cp (17/2/2021), tức tăng 355% về thị giá, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể.

Cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công đã tăng gấp 4 lần kể từ tháng 10/2020. Phiên Xuân Tân Sửu (17/2), TCM giao dịch tại mức 77.800 đồng/cp. Cổ phiếu GIL cũng tăng phi mã từ vùng giá 25.000 đồng/cp (tháng 10/2020) lên mức 60.600 đồng/cp như hiện nay.

Cổ phiếu DHC cũng nhảy vọt 140%, hiện giao dịch tại mức 71.900 đồng/cp.

Điểm tên những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong năm “Covid thứ nhất”
Diễn biến giá cổ phiếu DGW, TCM, GIL, DHC trong 1 năm qua. (Nguồn: Cafef)
Ngành cảng biển năm 2021: Động lực tăng trưởng đến từ cảng nước sâu

Hệ thống cảng nước sâu này không chỉ đáp ứng được cỡ tàu lớn hơn, mà còn cắt giảm chi phí logistics khi không phải ...

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ sôi động trong năm 2021

Theo FiinGroup, nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là rất lớn, và kênh huy động qua trái ...

Triển vọng nhóm doanh nghiệp tiêu dùng, bán lẻ ra sao trong năm 2021?

Trong báo cáo mới ra của Chứng khoán BSC, công ty chứng khoán này có đưa ra nhận định về triển vọng cho một số ...

Hoàng Hà (t/h)