Điểm nóng bất động sản ngày 22/03

Cập nhật: 10:14 | 22/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Những tháng đầu năm 2019, “cò” đất tung tin đồn Đà Nẵng sắp thành lập quận mới tách ra từ huyện Hòa Vang để thổi giá đất khiến dư luận lại xôn xao...

diem nong bat dong san ngay 2203 Điểm nóng bất động sản ngày 21/03
diem nong bat dong san ngay 2203 Điểm nóng bất động sản ngày 20/03
diem nong bat dong san ngay 2203 Điểm nóng bất động sản ngày 19/03

Sau "bóc mẽ" tin đồn, đất Đà Nẵng - Quảng Nam hạ nhiệt

Những tháng đầu năm 2019, “cò” đất tung tin đồn Đà Nẵng sắp thành lập quận mới tách ra từ huyện Hòa Vang để thổi giá đất khiến dư luận lại xôn xao. Vụ việc chưa hết nóng “cò” tiếp tục tung tin đồn sáp nhập một số xã ở TX Điện Bàn vào TP Đà Nẵng cùng với lý do tương tự.

Với các chiêu trò đó, giới “cò” đất tìm đến mọi ngóc ngách nông thôn tại huyện Hòa Vang để làm giá đất. Đơn cử, cuối tháng 2/2019, một “cò” đất tìm tới nhà bà H. ở xã Hòa Tiến hỏi mua lô đất vườn 400m2 của bà với giá 1,2 tỷ đồng. Bất ngờ vì thấy đất nông nghiệp lại có giá cao, bà H. nhanh tay bán đi để lấy tiền cho con cháu. Nửa tháng sau, bà H. té ngửa khi lô đất của bà giờ được rao bán gần 3 tỷ đồng. Thấy đất có giá cao ngất ngưởng, nhiều người dân không ngần ngại san phẳng các bụi tre, lấp ao cá để lấy nền bán cho “cò”.

diem nong bat dong san ngay 2203

Sau nhiều động thái tích cực từ chính quyền các địa phương về cảnh báo tình trạng sốt đất, những chiêu bài đẩy giá bị lật tẩy là tin giả, giá đất tại khu vực Hòa Vang có dấu hiệu chững lại.

Các chuyên gia BĐS cho rằng, việc tung tin đồn đẩy giá BĐS lên cao vô hình trung đã tạo ra một bong bóng. Khi quá ngưỡng bong bóng sẽ vỡ. Đó là chưa nói đến những tin đồn thất thiệt đã bị lật tẩy thì nhà đầu tư không dại gì ôm vào những khu đất không có tiềm năng.

Ông Đặng Phú Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Hòa Vang thông tin, theo quy định điều kiện tách thửa ở huyện Hòa Vang là lô đất có diện tích ít nhất 120m2, kèm theo đó là các điều kiện về mặt cắt đường, hạ tầng, thoát nước. Nếu mua không đúng sẽ bị mất tiền oan. Về vụ việc tung tin đồn, ông Hành cho biết đã có báo cáo gửi Sở TT&TT TP Đà Nẵng, hiện các cơ quan chức năng đang điều tra đối tượng tung tin để xử lý theo quy định pháp luật.

Dự án nghìn tỷ "chết yểu" ở Thái Nguyên: Những quyết định giống “trò hề”

Ngót 2 năm từ khi được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu nhà ở xã hội, trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp Hồng Long, theo tiến độ đề ra, Công ty Hồng Long phải hoàn thành toàn bộ các thủ tục, khởi công xây dựng và chuẩn bị đưa Dự án vào khai thác sử dụng giai đoạn I. Thế nhưng tới cuối năm 2017, thứ mà Công ty Hồng Long thực hiện được mới chỉ dừng lại ở việc lập, trình phê duyệt quy hoạch; thực hiện thống kê, kiểm đếm để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng...

diem nong bat dong san ngay 2203

Mặc dù UBND thị xã Phổ Yên đã tổ chức hội nghị, đồng thời nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Hồng Long bố trí đầy đủ kinh phí để chi trả cho các hộ dân có đất nằm trong diện thu hồi trước ngày 15/01/2018 thế nhưng Công ty Hồng Long vẫn không thực hiện.

Trước tình hình đó, ngày 28/02/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở KH&ĐT phối hợp UBND thị xã Phổ Yên và các sở, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ theo quy định hiện hành tham mưu, xử lý dứt điểm các nội dung liên quan đến Dự án.

Nửa tháng sau (ngày 13/03/2018), cuộc họp liên ngành giữa các Sở: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng; UBND thị xã Phổ Yên và Công ty Hồng Long được tổ chức tại Văn phòng Một cửa liên thông (Sở KH&ĐT). Tại cuộc họp này, các bên đi tới thống nhất: Đồng ý báo cáo UBND tỉnh chấm dứt hoạt động Dự án do chậm tiến độ, vi phạm quy định của Luật Đầu tư 2014 và thuộc trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 48 luật này. Dương Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Hồng Long cũng đã đồng ý kết luận, ký vào biên bản.

Trên cơ sở đó, ngày 9/4/2018, Sở KH&ĐT đã báo cáo UBND tỉnh Thái Nguyên, kiến nghị chấm dứt hoạt động Dự án, hủy bỏ hiệu lực quyết định chủ trương đầu tư. Nhưng không hiểu vì lý do gì, 4 tháng sau UBND tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa chỉ đạo xử lý.

Trong thời gian chờ chỉ đạo, ngày 8/8/2018, ông Hoàng Thái Cương, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một cuộc họp liên ngành và đi tới thống nhất trái ngược với cuộc họp liên ngành cách đó 4 tháng: Ủng hộ đề xuất của Công ty Hồng Long và thống nhất báo cáo UBND tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện Dự án.

Quyết định này y chang một “trò hề”, khiến nhiều người ngỡ ngàng, đặt dấu hỏi: Vì đâu liên ngành tỉnh Thái Nguyên nhùng nhằng trong việc thu hồi dự án?

Vụ xén đất công viên làm bãi đỗ xe: Dân lo đất bị sử dụng sai mục đích

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ mới có đề xuất gửi UBND TP Hà Nội về dự án bãi đỗ xe ngầm trên phần đất hiện hữu thuộc Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo đó, doanh nghiệp này xin được dùng 1,45 ha ở phía đông bắc của công viên (hiện công viên rộng 10 ha) để thực hiện dự án gồm các hạng mục bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ... với tổng vốn đầu tư 565 tỷ đồng.

diem nong bat dong san ngay 2203

Ngay sau khi thông tin về đề xuất này được phản ánh, hàng trăm người dân sinh sống quanh khu vực công viên Cầu Giấy đã tỏ ra bất ngờ vì chưa nhận được bất cứ thông tin nào về dự án trước đó. Hàng trăm cư dân tại tòa nhà NO8B - KĐT mới Dịch Vọng đã có đơn kiến nghị yêu cầu không triển khai dự án tại Công viên Cầu Giấy.

Phản đối đề xuất của doanh nghiệp về việc xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong công viên Cầu Giấy (Hà Nội), nhiều cư dân sống quanh khu vực cho rằng, trong quy hoạch lân cận công viên đang có 5 bãi đỗ xe, nhưng chưa được xây dựng. Trên thực tế cũng đã có những lô đất quy hoạch bãi đỗ xe bị sử dụng sai mục đích và chậm tiến độ nhiều năm. Do đó, họ lo ngại việc doanh nghiệp xin đất công viên làm bãi đỗ xe ngầm lần này sẽ tái diễn tình trạng tương tự.

Sa lầy trong hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, IPC bị "trảm" quyền đầu tư

Sa lầy trong hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) bị "trảm" quyền đầu tư 2 dự án quan trọng ở TP.HCM.

Ngày 19/03, UBND TP.HCM đã có quyết định chuyển chủ đầu tư 2 dự án về giao thông quan trọng tại Quân 7 và huyện Nhà Bè (phía khu đô thị trọng điểm nam Sài Gòn). Đó là dự án xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và dự án xây dựng hoàn thiện nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và cầu Rạch Đĩa (giai đoạn 3).

diem nong bat dong san ngay 2203

Theo đó, chủ đầu tư trước đó của 2 dự án này là Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), được UBND TP.HCM quyết định chuyển sang Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư.

IPC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con từ năm 2010, là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ. Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi lần thứ 5 vào năm 2015 do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp, vốn điều lệ của IPC lên đến hơn 2.900 tỷ đồng.

Mặc dù có tiềm lực lớn với vốn điều lệ lớn, được giao nhiều đất đai, dự án đầu tư quy mô, nhưng IPC lại sa lầy trong hàng loạt sai phạm nghiêm trọng. Trong đó, nghiêm trọng nhất là các sai phạm: có dấu hiệu lợi ích nhóm, xem thường pháp luật; sa lầy vì những “phi vụ” ném tiền qua cửa sổ; lũng đoạn tài sản nhà nước…

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại IPC, phần lớn “bùng nổ” trong một thời gian ngắn sau khi ông Tề Trí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (khi mới 34 tuổi), nắm quyền lực chi phối ở hầu hết các công ty con, liên doanh và liên kết. Trên thực tế, cả IPC (công ty mẹ) và nhiều công ty con, công ty liên kết đều xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Hữu Dũng

Tin liên quan