ĐHĐCĐ GVR: Tái cấu trúc Tập đoàn, hướng trọng tâm phát triển vào KCN trong năm 2020

Cập nhật: 13:10 | 12/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Sáng ngày 12/6/2020, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE - Mã: GVR) đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020.    

dhdcd gvr tai cau truc tap doan huong trong tam phat trien vao kcn trong nam 2020

SAM Holdings đặt kế hoạch lãi 2020 sụt giảm, muốn phát hành cổ phiếu tăng vốn

dhdcd gvr tai cau truc tap doan huong trong tam phat trien vao kcn trong nam 2020

Tập đoàn FLC dự kiến có lãi trong quý II, III năm 2020

dhdcd gvr tai cau truc tap doan huong trong tam phat trien vao kcn trong nam 2020
Toàn cảnh ĐHĐCĐ của GVR sáng ngày 12/6.

Năm 2020 được dự báo là một năm khó khăn với mảng kinh doanh cao su, lĩnh vực chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của GVR. Tuy nhiên, HĐQT vẫn đề ra mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu dự kiến 24.647 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.029 tỉ đồng, lần lượt tăng 8% và 5% so với kết quả đạt được ở năm 2019.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, kế hoạch này được xây dựng trước khi dịch COVID-19 diễn ra nên ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT được điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

GVR dự kiến tiếp tục chia cổ tức 6% cho năm này, tương tự mức của năm 2019.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh, kế hoạch này được xây dựng trước khi dịch COVID-19 diễn ra nên ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT được điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

Về kế hoạch 5 năm (2021-2025), GVR sẽ tập trung đầu tư ba lĩnh vực: Sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển các khu công nghiệp (KCN).

Tái cấu trúc Tập đoàn trong năm nay

Tính đến ngày 31/12/2019, tập đoàn đã thoái vốn tại các đơn vị ngoài ngành và thu về gần 2.343 tỉ đồng (giá trị sổ sách xấp xỉ 1.391 tỉ đồng) và lãi 952 tỉ đồng.

Theo đó, giá trị cần phải thoái vốn còn lại trên 2.061 tỉ đồng, riêng 5 công ty chiếm hơn 50% giá trị thóa vốn còn lại.

Theo ông Huỳnh Văn Bảo - Tổng Giám đốc GVR, việc thoái vốn mang về cho tập đoàn nguồn thu đáng kể để cân đối vốn đầu tư phát triển, tạo ra lợi nhuận trước mắt để bù đắp phần thiếu hụt ở mảng cao su trong bối cảnh giá giảm.

Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tiến hành chuyển đổi 20 công ty TNHH do tập đoàn sở hữu 100% vốn sang mô hình CTCP. Điều này tạo tính minh bạch cho doanh nghiệp, qua đó thu hút vốn đầu tư bên ngoài dễ hơn và tập đoàn sẽ giảm vốn tại các đơn vị này.

Ngoài ra, tập đoàn sẽ sáp nhập các đơn vị cùng ngành. Trong năm nay, sáp nhập Cao su Quavan vào Cao su Việt Lào, VRG Oudomxay vào Quasa Geruco, Cao su Hương Khê vào Cao su Hà Tĩnh, Cao su Đồng Phú Đăk Nông vào Cao su Đồng Phú,…

Liên quan đến vấn đề về quĩ đất, tập đoàn sẽ chuyển đổi những quĩ đất không phù hợp trồng cây cao su sang cây trồng khác (nông nghiệp, trồng rừng,…).

Trọng tâm phát triển là khu công nghiệp

HĐQT GVR cho biết, trong năm 2020, ngoài việc kinh doanh hiệu quả để đảm bảo cổ tức cho cổ đông, GVR còn phải tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế nhằm đạt kế hoạch 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở mức cao nhất.

Cụ thể, tập đoàn chỉ tập trung vào 5 ngành nghề truyền thống và có lợi thế: (1) Trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su; (2) chế biến gỗ cao su; (3) sản phẩm công nghiệp cao su; (4) khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su và (5) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong đó, hai mảng trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su và sản phẩm công nghiệp cao su hiện có lợi nhuận không cao do giá giảm. Do vậy, tập đoàn chỉ duy trì qui mô hiện tại và không thực hiện đầu tư mở rộng.

Ngược lại, chế biến gỗ cho lợi nhuận khá tốt và có cơ hội phát triển nên GVR sẽ đầu tư bổ sung, kết hợp với sáp nhập một số doanh nghiệp gỗ trong ngành.

Mảngkhu công nghiệp vừa có lợi nhuận cao, tiềm năng và nhiều lợi thế nên GVR sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư mạnh trong năm nay và giai đoạn 2021-2025.

Riêng mảng nông nghiệp công nghệ cao có rủi ro đầu ra nên tập đoàn đầu tư thận trọng, sẽ nâng dần qui mô phù hợp với tình hình thực tế.

Đền bù đất đai sân bay Long Thành

Cổ đông: Cụ thể về tiền đền bù sân bay Long Thành đã ghi nhận trong năm 2019 và dự kiến ghi nhận trong năm 2020, cũng như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiến độ đã đến đâu?

Ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐQT: Với giá 600 triệu đồng mỗi ha, tập đoàn nhận về trên dưới 1.000 tỉ đồng. Khoản một nửa hoạch toán ở năm 2019, một nửa còn lại ghi nhận trong năm nay. Đến tháng 11 năm nay tập đoàn sẽ hoàn tất bàn giao cho tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, theo phương án cổ phần hóa, chúng tôi phải bàn giao về địa phương khoảng 1.000 ha mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng. Tập đoàn cũng đấu tranh rất nhiều về giá đền bù.

Ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc GVR: Tập đoàn phải bàn giao cho địa phương trên 2.100 ha, trong đó năm 2019 đã bàn giao 5.300 ha, còn lại 1.800 ha.

Lâm Tuyền