Dệt may TNG tăng trưởng doanh thu 2 chữ số sau 8 tháng

Cập nhật: 10:41 | 06/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Các chuyên gia nhận định TNG ít chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 lần thứ 4 do nhà máy nằm tại khu vực ngoài tâm dịch, lợi thế từ chuyển dịch đơn hàng.

VN-Index vượt mốc 1.340 điểm đầu phiên, loạt cổ phiếu penny tăng trần

Khó kỳ vọng nhóm cổ phiếu bán lẻ cuối năm, cân nhắc đối với cổ phiếu dầu khí

3902-tng-1
Nằm ngoài tâm dịch, doanh thu TNG tăng trưởng 2 chữ số sau 8 tháng

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2021 với doanh thu hơn 3.543 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.

So với kế hoạch 4.798 tỷ đồng doanh thu, TNG đã thực hiện gần 74% mục tiêu trong vòng 8 tháng.

TNG cho biết, trong tháng 8, công ty tuyển dụng thêm gần 600 lao động bổ sung kịp thời cho các nhà máy mới thành lập, đồng thời tăng năng lực sản xuất cho toàn công ty.

3659-tng
(Nguồn: TNG)

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng đầu năm đạt 21,2 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng cuối năm, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao phục vụ cho mùa tiêu dùng cuối năm, trong đó có hàng dệt may.

Còn theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán VNDirect, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nay. Chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu vì dịch COVID-19 và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng.

Đồng thời, tình trạng thiếu container rỗng và chi phí logistic tăng cao có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn hàng ODM và OBM. Trước đó chi phí vận tải bằng container đã tăng ba lần trong 6 tháng đầu năm.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết ngành này đang phải chứng kiến sự thiếu hụt lao động và tỷ lệ tiêm vắc xin ở mức thấp.

Tuy nhiên các phân tích cho rằng các doanh nghiệp trong ngành như TNG, CTCP May Sông Hồng (Mã: MSH) và CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất Nhập khẩu Bình Thạnh (Mã: GIL) có thể là những doanh nghiệp hưởng lợi nhất vì các nhà máy của họ đang được đặt tại Thái Nguyên, Nam Định và Huế - những nơi nằm ngoài tâm dịch hiện tại.

Riêng với TNG, công ty này được dự báo có khả năng vượt 31% kế hoạch năm nhờ lợi nhuận của mảng bất động sản khu công nghiệp trong 6 tháng cuối năm dự kiến đạt 70 tỷ đồng; tận dụng lợi thế từ việc chuyển dịch đơn hàng từ Ấn Độ và Myanmar; và không bị ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4.

Hoàng Hà

Tin liên quan