Dệt may TNG "ngập trong đơn hàng", cổ phiếu trên sàn được săn đón

Cập nhật: 14:57 | 16/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Đà bứt phá tăng giá của cổ phiếu TNG được cho là nhờ kết quả kinh doanh ổn định cùng triển vọng tươi sáng của doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may nói chung.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/5, cổ phiếu TNG của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG tăng tốt 2,86% lên mức 25.200 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ở mức cao với hơn 5,5 triệu cổ phiếu được sang tay. Trước đó, trong phiên 15/5, cổ phiếu TNG thậm chí còn có cho mình sắc tím (+9,87%) với thanh khoản khủng đạt 8,6 triệu đơn vị.

Tính từ đầu tháng 5 đến nay, cổ phiếu TNG đã hơn hơn 24%, còn tính rộng hơn từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu ông lớn ngành dệt may này đã tăng xấp xỉ 27%.

Dệt may TNG
Tính từ đầu tháng 5 đến nay, cổ phiếu TNG đã hơn hơn 24%

Đà bứt phá tăng giá của cổ phiếu TNG được cho là nhờ kết quả kinh doanh ổn định cùng triển vọng tương sáng của doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may nói chung.

Kết thúc quý 1/2024, TNG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.354 tỷ đồng, nhích tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định ở mức 15%. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm tới 30%. Kết quả, Dệt may TNG ghi nhận lợi nhuận ròng gần 42 tỷ đồng, giảm 4% so với quý 1/2023.

Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là điều tiêu cực vì lãi ròng trong quý 1/2023 của doanh nghiệp này đã tăng trưởng dương, khác với các doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời, đơn hàng trong quý 1/2024 của Dệt may TNG là được ký từ năm ngoái, và có giá thấp hơn so với các đơn hàng được kí trong năm 2024.

Ngoài ra, một số đơn hàng trong tháng 3/2024 đã được chuyển qua tháng 4/2024 do phía khách hàng đàm phán lại giá cước với bên vận chuyển.

Đáng chú ý, tình hình đơn hàng đối với Dệt may TNG được đánh giá tiếp tục ở mức khả quan khi các đối tác đang dần đẩy mạnh đơn đặt hàng trở lại khi hàng tồn kho đã được hấp thụ đáng kể. Chỉ số Hàng tồn kho/Doanh thu của một số khách hàng lớn của công ty như Nike, Adidas, TCP… hiện đã tiệm cận mức trung bình trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Đồng thời, Dệt may TNG nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung được hưởng lợi từ việc dịch chuyển đơn hàng khỏi Bangladesh, khi công nhân ngành dệt may nước này tổ chức đình công kéo dài.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Dệt may TNG, hai khách hàng lớn nhất của công ty là Decathlon và Abercrombie & Fitch đều có kế hoạch gia tăng đơn hàng ở mức "khả quan".

Riêng đơn hàng phục vụ cho Thế vận hội Olympic Mùa Hè 2024 của Decathlon đã đóng góp hơn 100.000 sản phẩm vào kế hoạch sản lượng nửa đầu năm nay của Dệt may TNG. Bên cạnh tăng trưởng về sản lượng, đơn giá trong năm 2024 cũng tăng 5% so với năm 2023.

Thậm chí, trong một số trường hợp, Dệt may TNG đã phải từ chối không nhận một số đơn hàng mới để đảm bảo tiến độ sản xuất cho khách hàng lớn hiện tại. Trong năm 2023, nguồn thu từ Decathlon và Abercrombie & Fitch lần lượt chiếm 20% và 15% tổng doanh thu mảng may của công ty.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đang có tín hiệu tăng trưởng tích cực, Dệt may TNG hiện có kế hoạch mở rộng thêm 45 chuyền may trong năm 2024, tương đương với tăng trưởng tổng công suất thêm khoảng 15%. Chuyền may mới sẽ tập trung tại nhà máy Việt Thái-Sơn Cẩm, Việt Đức - Sơn Cẩm, và Đồng Hỷ.

Dệt may TNG
Tổng số chuyền may của Dệt may TNG qua các năm. (Nguồn: Dệt may TNG, BVSC tổng hợp)

Theo đánh giá mới nhất của Chứng khoán Bảo Việt Securities (BVSC), doanh thu năm nay của Dệt may TNG có thể đạt 8.081 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2023, và lãi ròng tăng 39%, đạt 304 tỷ đồng.

Với MAS, TNG là một trong những công ty may mặc phát triển nhanh nhất Việt Nam, có cơ cấu tài chính táo bạo và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. Công ty có danh mục khách hàng đa dạng bao gồm nhiều thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam.

Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2024 là +1,6%. Với danh mục khách hàng tập trung hơn vào thị trường Mỹ, nhóm phân tích cho rằng TNG sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự phục hồi niềm tin tiêu dùng ở thị trường này.

Trong kịch bản cơ sở năm 2024, MAS dự phóng lực lượng lao động của TNG sẽ duy trì ở mức khoảng 18.500 công nhân, với doanh thu/nhân viên dự phóng ở mức 400 triệu đồng/năm. Từ đó, nhóm phân tích đưa ra dự báo doanh thu năm 2024 của TNG ở mức 7.400 tỷ đồng (+4,3%), lợi nhuận hoạt động và LNST lần lượt là 376 tỷ đồng (+25,2%) và 308,3 tỷ đồng (+36,6%).

Cổ phiếu giao dịch quanh vùng đỉnh, lãnh đạo TNG liên tục 'ngỏ ý" bán

Trên thị trường, cổ phiếu TNG đang giao dịch trong vùng 22.000 đồng/cp, tương ứng quanh vùng đỉnh của mã chứng khoán này.

Agriseco gợi ý 5 nhóm ngành tiềm năng và đưa 6 cổ phiếu được "chọn mặt gửi vàng"

Agriseco vừa đưa ra gợi ý các nhóm ngành giàu tiềm năng tăng giá nhất trong mùa báo cáo quý 1, cùng với đó là ...

Triển vọng và rủi ro ngành dệt may trong năm nay

Theo báo cáo phân tích ngành của Chứng khoán Mirae Asset (MAS), 4 tháng đầu năm 2024, ngành dệt may Việt Nam chứng kiến nhiều ...

Linh Đan