Dệt may Thành Công (TCM): Cổ phiếu giảm sâu 40% từ đỉnh, tháng 9 báo lỗ sau thuế 14 tỷ đồng

Cập nhật: 10:04 | 15/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công ở thời điểm cuối năm 2020 và sang quý 1/2021 dành được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, cổ phiếu này tăng vọt lên đạt đỉnh tại mức 105.000 đồng/cp chỉ sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện cổ phiếu TCM đang giảm mạnh về mức 66.700 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 14/10).

CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (Mã: TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với tổng doanh thu đạt hơn 114 triệu USD (2.596 tỷ đồng), giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm may chiếm 75% tổng doanh thu, vải 14% và sợi 10%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4,8 triệu USD (109 tỷ đồng), giảm gần 42%.

Tính riêng tháng 9, doanh thu của TCM gần 8 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng), giảm gần 38% so với cùng kỳ năm trước; công ty ghi nhận lỗ sau thuế hơn 603.000 USD (13,7 tỷ đồng).

Theo TCM, do tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty phải làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Đồng thời, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, chi phí xét nghiệm cho công nhân 2 lần/tuần,… dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lợi nhuận sau thuế bị lỗ trong tháng này.

Ước tính trong quý III/2021, TCM đạt doanh thu 33 triệu USD (751 tỷ đồng), giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Công ty ghi nhận lỗ 213.000 USD (4,8 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm trước lãi khoảng 85,5 tỷ đồng.

5841-tcm-2
Kết quả kinh doanh của TCM 9 tháng năm 2021 so với 9 tháng năm 2020. (Nguồn: TCM).

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may (Vitas), trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020, nhưng giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019.

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 9 tháng ước đạt 18 tỷ USD tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, 9 tháng ngành dệt may đã xuất siêu 11 tỷ USD.

Tuy kết quả 9 tháng ngành dệt vẫn giữ được mức tăng trưởng khá nhưng các doanh nghiệp đã phải vật lộn với nhiều khó khăn trong quý III. Trước tình hình dịch kéo dài tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam, nhiều doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, cùng với nhó khăn trong khâu vận chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng,...

Riêng TCM, trong tháng 9/2021, công ty đã xuất khẩu hàng dệt may đi nhiều nước trên thế giới như thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 36,63% tổng lượng hàng xuất khẩu, Hàn Quốc chiếm khoảng 32%, Nhật và Trung Quốc chiếm khoảng trên 9%.

TCM cho biết công ty đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2021 và quý I/2022 và hiện đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm sau.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công ở thời điểm cuối năm 2020 và sang quý 1/2021 dành được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, cổ phiếu này tăng vọt lên đạt đỉnh tại mức 105.000 đồng/cp chỉ sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện cổ phiếu TCM đang rơi mạnh về mức 66.700 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 14/10).

5717-tcm-1
Diễn biến giá cổ phiếu TCM.

Trong bối cảnh cổ phiếu TCM giảm sâu, thành viên HĐQT Nguyễn Văn Nghĩa đã tranh thủ gom thêm 1 triệu cổ phiếu TCM. Giao dịch được thực hiện từ ngày 01/9 đến 14/9 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Sau khi hoàn tất giao dịch, ông Nghĩa đã nâng sở hữu tại TCM từ 14,264% lên 15,6672%, tương đương hơn 11,1 triệu cổ phiếu.

Theo tìm hiểu, ông Nghĩa đã liên tục mua vào cổ phiếu TCM từ đầu năm. Điểm lại, ông Nghĩa đã chi khoảng 125 tỷ đồng từ cuối tháng 9/2020 để gia tăng sở hữu TCM và chính thức trở thành cổ đông lớn. Một điểm đáng chú ý, kể từ thời điểm ông Nguyễn Văn Nghĩa trở thành cổ đông lớn vào cuối tháng 9/2020, cổ phiếu TCM đã bứt phá ngoạn mục từ vùng giá 20.000 đồng/cp lên hơn 100.000 đồng/cp, tương ứng mức tăng 5 lần, qua đó xác lập đỉnh mới của TCM kể từ khi niêm yết.

Cùng với đó, tại ĐHĐCĐ năm nay, ông Nghĩa cũng chính thức tham gia Thành viên HĐQT TCM. Chia sẻ về động thái này, ông Nghĩa cho biết việc đầu tư vào TCM với ông mang tính dài hạn, và quyết định trên được ông đưa ra sau khi được nghe chia sẻ về chiến lược cũng như tham quan các nhà máy của TCM thời gian qua.

Không chỉ TCM, ông Nghĩa cũng chi hàng trăm tỷ đồng để sở hữu lượng lớn cổ phiếu cũng như tham gia HĐQT tại các công ty khác, bao gồm Licogi 16 (LCG) và mới nhất là Thăng Long Invest (TIG).

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 15/10/2021: SMC, BAX, NTC, KDC, PVB, BCG

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...

Dòng tiền tự doanh ngắt mạch 6 phiên mua ròng liên tiếp, cổ phiếu MWG, SSI bị xả bán

Trong phiên VN-Index gần như kết thúc tại tham chiếu phiên 14/10, dòng tiền khối tự doanh công ty chứng khoán đã ghi nhận ...

Chứng khoán Mỹ tăng nóng giữa nhiều tin vui về lợi nhuận, việc làm

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/10 diễn biến khả quan khi hàng loạt đại gia ngân hàng như Bank of America, Morgan Stanley, ...

Hoàng Hà

Tin liên quan