Đèo Cả ‘đút túi’ 4,3 tỷ đồng mỗi ngày nhờ các trạm BOT

Cập nhật: 07:03 | 02/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Số liệu cho thấy, năm 2023, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HOSE: HHV) thu hơn 4,3 tỷ đồng mỗi ngày nhờ các trạm BOT.

Năm 2023, doanh thu hợp nhất của HHV đạt 2.685,5 tỷ đồng, tăng 590,9 tỷ đồng, tương đương tăng 28,21% so với năm 2022. Hai mảng kinh doanh chính đều ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu.

Trong đó, doanh thu từ các trạm BOT tăng mạnh, đạt 1.573 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 89 tỷ đồng, tương ứng tăng 6% so với năm 2022. Như vậy, trung bình mỗi ngày các trạm thu phí BOT mang về cho Đèo Cả hơn 4,3 tỷ đồng doanh thu. Công ty cho biết, doanh thu từ BOT tăng do lưu lượng phương tiện lưu thông có sự tăng trưởng cao sau giai đoạn bị ảnh hưởng do dịch Covid.

Tương tự, doanh thu từ hoạt động xây lắp cũng tăng mạnh, đạt 1.047 tỷ đồng, tăng 517 tỷ đồng, tương ứng tăng 98% so với năm 2022. Doanh thu xây lắp chủ yếu đến từ các gói thầu dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và đường ven biển tỉnh Bình Định.

Do thu gộp cho 2 dự án nên vé qua trạm thu phí Lăng Cô do Đèo Cả quản lý đang có giá cao nhất so với các trạm BOT khác trên QL1A
Do thu gộp cho 2 dự án nên vé qua trạm thu phí Bắc Hải Vân (trị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) do Đèo Cả quản lý đang có giá cao nhất so với các trạm BOT khác trên QL1A

Từ khi bắt đầu ghi nhận doanh thu trên báo cáo tài chính vào năm 2019, thu phí BOT trở thành mảng kinh doanh trọng yếu của Đèo Cả. Tỷ trọng thu phí BOT chiếm hơn 58% trong năm đầu báo cáo, những năm gần đây luôn duy trì từ khoảng 68% trở lên trong tổng doanh thu của HHV.

Doanh thu mảng này cũng có tốc độ tăng từ hai con số trở lên trong 3 năm gần đây với biên lợi nhuận gộp đạt từ 60% trở lên. Năm 2023 nhờ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư công, hoạt động xây lắp của Đèo Cả khá thuận lợi với hàng loạt gói thầu khủng nên doanh thu xây lắp đã chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh thu từ trạm BOT.

Đèo Cả đã thi công, quản lý 6 dự án có trạm thu phí BOT, gồm hầm đường bộ qua đèo Cả (Phú Yên - Khánh Hòa), hầm Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), hầm Hải Vân 2 (Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế), hầm Phước Tượng - Phú Gia (Thừa Thiên - Huế), cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và dự án mở rộng Quốc lộ 1 (Khánh Hòa). Các dự án đã hoàn thành và đang triển khai thu phí ổn định với tổng mức đầu tư lên đến 38.000 tỷ đồng.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông và hầm Hải Vân. Với tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đông.

Trong dự án này, hạng mục hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã và đường dẫn là hầm đường bộ lớn thứ 2 trên trục Bắc – Nam sau hầm Hải Vân, được khởi công xây dựng năm 2012, đưa vào khai thác vào tháng 9.2017, nối liền 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tổng mức đầu tư 11.378 tỷ đồng

Không chỉ mảng thu phí BOT, nhìn chung Đèo Cả có kết quả kinh doanh cao kỷ lục kể từ khi công bố thông tin vào năm 2014. Năm 2023, Hạ tầng giao thông Đèo Cả nằm trong số 137 doanh nghiệp có lãi kỷ lục trên sàn chứng khoán, với số lãi ròng đạt 364 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ.

Mới đây, số liệu công bố cho thấy Hạ tầng Đèo Cả tiếp tục làm ăn thuận lợi, với doanh thu quý I/2024ước đạt 669 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đem về 109 tỷ đồng, tăng 32% so với quý I/2023.

Doanh nghiệp tuần qua: DIC Corp muốn tung 410 triệu cổ phiếu ra thị trường, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tăng vốn đầu tư lên gần 1,5 tỷ USD

DIC Corp tính phát hành 410 triệu cổ phiếu nhằm nâng vốn điều lệ vượt ngưỡng 10.200 tỷ; Lọc hoá dầu Bình Sơn muốn nâng ...

Lãi ròng quý I/2024 ước tăng 32%, khoản nợ 1,1 tỷ USD còn "nan giải" cho Đèo Cả (HHV)

Để trả nợ cho năm 2023, HHV phải chi ra tổng cộng 1.161 tỷ đồng chi phí lãi vay, tăng mạnh so với con số ...

Cao Thái

Tin liên quan