Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước nổi bật giữ vai trò mở đường, dẫn dắt và lan toả nền kinh tế

Cập nhật: 10:24 | 11/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Các doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn nghiên cứu thí điểm phải có tổng tài sản sản trên 20 nghìn tỷ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…

1813-zz-1
Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước nổi bật giữ vai trò mở đường, dẫn dắt, và lan toả nền kinh tế.

Chiều ngày 10/3/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp về Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 4 tiêu chí trọng yếu của doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn ngành, lĩnh vực nghiên cứu thí điểm là: Có tính chất mở đường, dẫn dắt; hướng tới làm chủ công nghệ số; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước.

Có 7 doanh nghiệp được lựa chọn theo đề xuất ban đầu. Gồm 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao ( Viettel , VNPT, MobiFone). Tiếp đến là 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực EVN và Tập đoàn Dầu khí PVN). 2 doanh nghiệp còn lại, 1 thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, và 1 thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng là Vietcombank.

Các doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn nghiên cứu thí điểm phải có tổng tài sản sản trên 20 nghìn tỷ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện doanh nghiệp nhà nước số lượng không lớn, chỉ chiếm khoảng 0,07% số doanh nghiệp cả nước, nhưng đóng góp tới 7% tổng tài sản, 10% tổng vốn các doanh nghiệp trên thị trường và 30% GDP, chưa kể tới đóng góp về lao động, việc làm và vai trò điều tiết, ổn định thị trường khi có bất ổn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh…

“Vai trò của doanh nghiệp nhà nước phải thực sự là những con chim đầu đàn, dẫn dắt, lan tỏa khu vực doanh nghiệp khác. Chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn là đúng đắn để doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những vấn đề mới, lớn, khó, còn lại để cho doanh nghiệp tư nhân làm. Đại hội XIII cũng đặt mục tiêu rất rõ tới các mốc năm 2025, 2030 và 2045, phải xây dựng được một nền kinh tế có tính tự chủ cao hơn, sức chống chịu tốt hơn. Muốn vậy, phải phát triển, làm chủ được công nghệ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Nhắc tới các yếu tố như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dịch bệnh Covid-19, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn, các FTA mà Việt Nam đã tham gia, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên các doanh nghiệp trên thế giới.

Nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo chủ chốt Nhà nước có số phiếu tập trung cao

Hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII) đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính ...

Đối thoại 2045 - Tiếp tục mở đường cho đoàn quân tiên phong về kinh tế

Dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp ...

PVN đạt doanh thu 94.500 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm, nộp ngân sách vượt 9% kế hoạch

2 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục hoành hành và thời gian nghỉ Tết dài nhất trong năm, song ...

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm