Đề nghị mức án cho các bị cáo trong vụ thao túng giá chứng khoán tại công ty MTM

Cập nhật: 15:49 | 04/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sau 2 ngày xét hỏi, sáng 04/05, phiên tòa xét xử vụ án thao túng giá chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Mỏ và khoáng sản Miền Trung (MTM) bước sang phần tranh luận. Vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm chú ý bởi đây là lần đầu tiên Tòa án Nhân dân thành phố đưa ra xét xử về hành vi thao túng giá chứng khoán.  

de nghi muc an cho cac bi cao trong vu thao tung gia chung khoan tai cong ty mtm Triệu tập hơn 1.000 bị hại trong lần đầu xử vụ thao túng giá chứng khoán
de nghi muc an cho cac bi cao trong vu thao tung gia chung khoan tai cong ty mtm Mạnh tay hơn với các hành vi thao túng giá chứng khoán
de nghi muc an cho cac bi cao trong vu thao tung gia chung khoan tai cong ty mtm Dùng 18 tài khoản thao túng giá cổ phiếu AMV, một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 15 bị cáo trong vụ án này.

Bị cáo Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty MTM) sau khi khai báo quanh co, chối tội, không có ý thức khắc phục hậu quả, thể hiện sự coi thường pháp luật đã bị Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt mức án tù chung thân - mức án cao nhất trong số 14 bị cáo còn lại.

de nghi muc an cho cac bi cao trong vu thao tung gia chung khoan tai cong ty mtm
Bị cáo Trần Hữu Tiệp (áo trắng dài tay bên phải) tại phiên xét xử

Trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố với các bị cáo và đánh giá, các bị cáo có hành vi lừa đảo, làm giả tài liệu, thao túng giá chứng khoán, giả mạo công tác với tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, làm ảnh hưởng uy tín của các cơ quan, tổ chức.

Hành vi của các bị cáo có sự cấu kết chặt chẽ, có sự tiếp tay của các cán bộ ngân hàng, tạo cung cầu giả tạo đối với cổ phiếu MTM, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư.

Tại Phiên tòa, bị cáo Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MTM) và Phùng Thành Công (nguyên Trưởng ban kiểm soát Công ty MTM, hiện đang bỏ trốn) bị buộc tội giữ vai trò đồng chủ mưu.

Đối với bị cáo Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Habico), từ năm 2013 - 2014, dù biết quy định của pháp luật nhưng vẫn chỉ đạo các bị cáo khác làm giả chứng từ góp vốn cổ đông trị giá hàng trăm tỷ đồng qua tài khoản hoặc phiếu thu… nhằm thể hiện MTM có hoạt động kinh doanh.

Tiếp đến, Dĩnh còn chỉ đạo các bị cáo khác hạch toán, báo cáo tài chính, thuế để kiểm toán, phục vụ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Bị cáo Bùi Thiện Lý tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức, tạo cung cầu giả, đặt lệnh mua bán và được trả công, cùng các bị cáo khác gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, bị cáo Lý khai báo thành khẩn, tích cực khắc phục hậu quả... nên cũng cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Các bị cáo khác đóng vai trò đồng phạm giúp sức, gây thiệt hại với số tiền đặc biệt lớn nhưng đa phần các bị cáo đều khai báo thành khẩn, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự... nên Viện Kiểm sát cũng đề nghị Tòa xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Trên cơ sở những phân tích này, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án cụ thể với từng nhóm tội danh như sau:

Đối với nhóm tội "Thao túng giá chứng khoán," Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt 2 bị cáo Bùi Thiện Lý và Đỗ Hữu Tài cùng mức án từ 30 - 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.

Đối với nhóm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," bị cáo Trần Hữu Tiệp bị đề nghị phạt tù chung thân; Vũ Thị Hoa (nguyên Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Habico) bị đề nghị từ 14 - 15 năm tù; bị cáo Nguyễn Lê Trường, (nguyên Giám đốc Công ty MTM) mức án từ 8 - 9 năm tù.

Nhóm tội "Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức" có Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Nari Habico) bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù; các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 18 tháng tù treo đến 42 tháng tù.

Năm bị cáo trong nhóm tội "Giả mạo trong công tác" bị Viện Kiểm sát đề nghị các mức án từ 9 tháng tù treo đến 36 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên án buộc bị cáo Tiệp, Hoa phải liên đới bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại, trong đó bị cáo Tiệp phải bồi thường 12 tỷ đồng.

Trước đó, sáng 02/05, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Hữu Tiệp và 14 đồng phạm trong vụ án thao túng giá chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả mạo trong công tác... liên quan đến cổ phiếu MTM.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập 1.065 người bị hại, 107 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 10 người làm chứng... Tuy nhiên, có rất ít người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên tòa.

Theo cáo trạng, năm 2010, Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần khoáng sản Nari Hamico) mua lại hồ sơ pháp lý của Công ty MTM. Doanh nghiệp này không hoạt động, không có vốn nhưng các đối tượng làm giả hồ sơ thể hiện năm 2014, MTM có 103 cổ đông sở hữu 31 triệu cổ phần (tương đương 310 tỷ đồng); làm giả chứng từ tăng vốn thực góp lên 310 tỷ đồng... nhằm đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cáo trạng xác định tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện (tháng 06/2016) đã có 1.156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu “ảo” của doanh nghiệp này.

Với thủ đoạn nêu trên, Trần Hữu Tiệp cùng các đồng phạm đã thực hiện các hành vi gian dối lừa đảo, thao túng cổ phiếu MTM, gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân. Trong đó, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư cổ phiếu MTM. Ngoài ra, bị cáo Tiệp còn có hành vi lừa bán cổ phiếu của MTM cho hai người khác để chiếm đoạt 355 triệu đồng.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến ngày 07/05.

Văn Thắng