Đẩy mạnh gỡ khó thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Cập nhật: 18:11 | 30/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Bên cạnh đó, qua kết quả thanh tra, giám sát hoạt động mua bán TPDN của các TCTD cho thấy phát sinh tiềm ẩn rủi ro đối với một số mục đích phát hành trái phiếu, việc giám sát sử dụng tiền thu từ trái phiếu của DN phát hành..

Hodeco (HDC) đẩy mạnh huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu, trái phiếu

Một trong những thông tin được quan tâm đầu tuần này chính là NHNN Việt Nam đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN. Theo cơ quan soạn thảo, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu DN, trên cơ sở đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao NHNN khẩn trương rà soát việc các TCTD mua, bán trái phiếu DN để kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN. Đồng thời, tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó giao NHNN rà soát các quy định liên quan đến đầu tư TPDN nhằm đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường TPDN của Chính phủ.

Đẩy mạnh gỡ khó thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Bên cạnh đó, qua kết quả thanh tra, giám sát hoạt động mua bán TPDN của các TCTD cho thấy phát sinh tiềm ẩn rủi ro đối với một số mục đích phát hành trái phiếu, việc giám sát sử dụng tiền thu từ trái phiếu của DN phát hành... Cụ thể, chưa có quy định điều kiện phát hành trái phiếu về năng lực tài chính, cơ chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các khoản phát hành trái phiếu chưa chặt chẽ tạo điều kiện cho các DN thông qua việc phát hành nhằm mục đích đặt cọc, góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh, bổ sung vốn lưu động... Một số DN phát hành và các DN liên quan thực hiện tăng vốn lớn trong thời gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính. Tỷ lệ trái phiếu có tài sản bảo đảm lớn nhưng thực tế chất lượng tài sản bảo đảm không cao. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi DN phát hành mất khả năng thanh toán…

“Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN là cần thiết và cần được sớm ban hành nhằm phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu DN, thực tiễn hoạt động của TCTD, góp phần kiểm soát chặt chẽ rủi ro, tăng cường trách nhiệm của TCTD”, cơ quan soạn thảo nhìn nhận.

Theo nhận định của giới chuyên môn, Dự thảo sửa đổi Thông tư có nhiều điểm tích cực. Chủ tịch Fiin Group Nguyễn Quang Thuân đánh giá, tại Dự thảo có đưa ra quy định cho phép mua TPDN trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động (Khoản 14 bổ sung cho Điều 4). Nếu quy định này được áp dụng sẽ tạo thuận lợi cho TCTD đầu tư trái phiếu của các DN nhằm bổ sung vốn lưu động, thay vì phải gắn với phương án phát hành cụ thể, thường chỉ được xác định được cho các chương trình, dự án đầu tư tài sản cổ định.

Một điểm mới nữa tại Dự thảo cho phép TCTD được mua lại TPDN chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM mà TCTD trước đó đã bán ra đến trước ngày 31/12/2023 (Sửa đổi Khoản 11, Điều 4). Đây là vấn đề theo ông Thuân có ý nghĩa nhất nhằm tháo gỡ áp lực cho một số TCTD trong bối cảnh áp lực mua lại trái phiếu thời gian vừa qua khi nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn trong khi tổ chức phát hành gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát chất lượng tín dụng, bởi tổ chức phát hành thường cũng là khách hàng vay vốn của TCTD. “Quyết định trên khá hợp lý trong bối cảnh thị trường thứ cấp tập trung trên HNX chưa đi vào hoạt động. Qua đó góp phần giảm phần trái phiếu “trôi nổi” trên thị trường mà đang được sở hữu bởi NĐT cá nhân”, ông Thuân nhìn nhận.

Ngoài, ra Dự thảo có một số quy định mới được đánh giá chặt chẽ hơn như quy định TCTD chỉ có thể mua TPDN khi hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng TPDN dự kiến phát hành) của DN phát hành không vượt quá 5 lần dựa trên báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán (bổ sung điểm e, khoản 6, Điều 4). Điều này đồng nghĩa với việc các DN có mức đòn bẩy tài chính cao hơn mức này sẽ không thuộc đối tượng được TCTD mua trái phiếu nữa.

Những thay đổi trên theo đánh giá của giới chuyên môn sẽ giúp việc kiểm soát rủi ro trên thị trường TPDN tốt hơn.

Hodeco (HDC) đẩy mạnh huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu, trái phiếu

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 173,53 tỷ đồng, giảm 60,3% so với cùng kỳ và ...

Địa ốc Việt Hân đã huy động 10.300 tỷ đồng trái phiếu trong 16 tháng

Theo thông tin công bố từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, dù chưa là công ty đại chúng, Công ty Địa ốc Việt ...

Lời khuyên để đầu tư tài chính với số vốn nhỏ mang về nhiều lợi ích

Nhiều nhà đầu tư vẫn còn lo ngại khi bắt đầu đầu tư số vốn nhỏ. Nhưng thực tế đã chứng minh, nhiều trường hợp ...

PV tổng hợp