Dầu Tường An (TAC) báo lãi hơn 100 tỷ đồng sau nửa đầu năm, tăng 23%

Cập nhật: 06:33 | 18/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Dịch bệnh tái bùng phát đã khiến thói quen và hành vi người tiêu dùng thay đổi. Kết quả 6 tháng đầu năm, Tường An báo lãi trước thuế 105 tỷ đồng và thực hiện được 45% kế hoạch năm.

Đạm Cà Mau chốt ngày chi hơn 400 tỷ đồng trả cổ tức 2020, giá cổ phiếu tăng 45% kể từ đầu năm

Thủy sản Minh Phú báo lãi 200 tỷ đồng sau 5 tháng, dự kiến cả năm chỉ đạt 80% kế hoạch lợi nhuận

3220-tyyng-an
Ông Bùi Thanh Tùng, Tổng Giám đốc kiếm Thành viên HĐQT của Tường An. (Ảnh: TAC).

Chiều 17/6, CTCP Dầu thực vật Tường An (Mã: TAC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021. Tại đây, ông Bùi Thanh Tùng, Tổng Giám đốc cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty ước đạt 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 105 tỷ đồng, lần lượt tăng 37% và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2021, Tường An đặt kế hoạch 5.266 tỷ đồng doanh thu thuần và 232 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 0,36% và 4,98% so với thực hiện 2020.

Như vậy sau nửa đầu năm 2021, Tường An đã thực hiện được 57% kế hoạch doanh thu và 45% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm.

Tổng Giám đốc Tường An cho biết, nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang và sẽ tác động lớn đến nguồn cung nguyên vật liệu.

Tổng Giám đốc TAC thông tin, hiện giá nguyên liệu đã tăng 67% so với cùng kỳ và đạt đỉnh cao nhất trong 10 năm. Cộng với đợt dịch bùng phát trong nước khiến hoạt động 6 tháng đầu năm của công ty chưa được thực thi đúng hướng và phải chuyển hướng kinh doanh.

Trong đó, tác động của dịch bệnh trong nước đã ảnh hưởng đến thói quen và hành vi của người tiêu dùng khi khách hàng bắt đầu chi tiêu hợp lý và quan tâm đến các nhóm sản phẩm có lợi cho sức khỏe hơn.

Do đó, kế hoạch 6 tháng cuối, đại diện Tường An cho biết công ty sẽ thận trọng hơn về nguồn cung nguyên liệu cũng như cân nhắc về giá.

Theo kế hoạch, hướng đi sắp tới của của công ty cần rất nhiều sự hỗ trợ từ Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) về hoạt động cung ứng cũng như phân phối. Công ty sẽ cố gắng bám sát định hướng trở thành nhà sản xuất dầu ăn đứng đầu thị trường nội đia và mở rộng sang các ngành hàng thực phẩm khác theo định hướng của Tập đoàn.

Tại đại hội, ĐHĐCĐ TAC cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư mở rộng nhà máy Dầu Phú Mỹ và nhà máy Dầu Vinh với vốn đầu tư lần lượt 625 tỷ đồng và 292 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn tự có, vốn vay và vốn phát hành thêm cổ phiếu.

Về việc sáp nhập vào KIDO, Ông Trần Lệ Nguyên, Chủ tịch HĐQT cho biết, hiện Tổng Công ty Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam (Vocarimex - Mã: VOC) đang sở hữu 27% tại Tường An. Tuy nhiên, SCIC đang nắm 36% vốn nhà nước tại VOC và đang có dự định thoái vốn.

Do đó, Chủ tịch Trần Lệ Nguyên khẳng định một khi SCIC hoàn tất thoái vốn khỏi VOC thì phía KIDO sẽ mời tư vấn làm thủ tục sáp nhập Tường An.

Thu Thủy

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm