Đầu tư theo dòng tiền thông minh (phần 2)

Cập nhật: 09:39 | 14/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Tiếp theo bài Đầu tư theo dòng tiền thông minh (phần 1), chúng tôi tiếp tục phân tích chiến lược đầu tư theo dòng tiền vào các ngành khác nhau. Câu hỏi đặt ra là khi dòng tiền có dấu hiệu chảy vào một ngành thì chúng ta có thể đầu tư theo dòng tiền được không và nên giữ khoản đầu tư đó trong bao lâu?

Chúng tôi thực hiện thu thập dữ liệu các chỉ số ngành trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. Các phiên có dấu hiệu của dòng tiền vào tiếp tục được đặt tên là phiên T và có các dấu hiệu như sau: (1) chỉ số ngành tăng 5% so với giá đóng cửa 20 phiên liền trước, (2) giá trị giao dịch (GTGD) tăng trên 5% so với trung bình 20 phiên trước đó, (3) chỉ số ngành đã đi ngang hoặc tăng nhẹ (max/min < 15%) trong khoảng 20 phiên. Mức độ tăng giá sau đó của các chỉ số được thống kê theo khung thời gian 5 phiên (T5), 10 phiên (T10), 20 phiên (T20), và 40 phiên (T40) sau thời điểm của phiên T.

Kết quả thống kê được thể hiện ở hình 1 dưới đây:

2746-dong-tien-thong-minh-1
2804-dong-tien-thong-minh-2

Có thể thấy rằng xác suất tăng sau khi có dấu hiệu tiền vào ở phiên T chiếm đa số ở tất cả các ngành thể hiện ở sự phân bổ tỷ suất danh mục chủ yếu nằm ở trên đường 0% và càng ngày càng thấy rõ ở các khung thời gian dài hơn như T20 và T40. Những ngành thể hiện sóng ngành bền bỉ và rõ rệt có thể kể đến như tài nguyên cơ bản, bán lẻ, truyền thông, bất động sản, dầu khí và dịch vụ tài chính.

Từ các quan sát trên, việc đầu tư theo sóng ngành khi có dấu hiệu của các phiên tiền vào như chúng tôi đã đề cập ở trên cũng là một chiến lược hay. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý nhà đầu tư về việc tìm hiểu từng mã cổ phiếu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư để tránh bỏ tiền vào các mã có nền tảng cơ bản kém.

Hiện nay TCBS đã cung cấp công cụ cho khách hàng để có thể xác định được dòng tiền vào các nhóm ngành thông qua tab Giao dịch trên Market Watch. Các nhà đầu tư có thể thực hiện các bước như sau:

1. Log in vào tài khoản TCBS và chọn nút tròn Market Watch như bên dưới:

3325-dong-tien-thong-minh-3

2. Chọn tab Giao dịch (trang 2/6)

Với tổ hợp chart đầu tiên về top 10 GTGD theo ngành (Hình 2), GTGD tăng lên thể hiện ở dải ruy băng nở ra và tỷ trọng GTGD của ngành đó cũng tăng lên. Ví dụ: ngành bất động sản (màu xanh lá cây) có GTGD liên tục chiếm tỷ trọng lớn từ tháng 10 trở lại đây.

3402-dong-tien-thong-minh-4

3. Chọn tab Giao dịch (3/6)

Ở tổ hợp chart thứ hai về top 10 GTGD theo cổ phiếu, nhà đầu tư có thể tùy chỉnh theo từng mã, từng ngành, sàn giao dịch và theo vốn hóa. Tương tự, GTGD tăng lên thể hiện ở dải ruy băng nở ra và tỷ trọng GTGD của mã đó cũng tăng lên. Ví dụ: có thể thấy GTGD của SSI (màu xám) tăng lên trong tháng 11 nhưng bắt đầu thu hẹp lại từ tháng 12.

3418-dong-tien-thong-minh-5

4. Chọn tab Giao dịch (4/6)

Đối với bảng thống kê theo tuần dưới đây, nhà đầu tư có thể tùy chỉnh để xem GTGD theo từng ngành, từng sàn giao dịch, phân loại theo vốn hóa hay giá trị trung bình 20 ngày. Nhà đầu tư có thể chọn xem tất cả các ngành hoặc nhấn vào từng ngành riêng lẻ để xem từng mã của ngành đó. Màu xanh thể hiện tỷ trọng GTGD vào một ngành tăng lên, màu đỏ thể hiện tỷ trọng GTGD giảm đi. Thứ tự thời gian được sắp xếp từ xa (tuần 1) đến gần (tuần 4).

Ví dụ: tuần 4 (tuần cuối cùng của tháng 12/2021), chúng ta có thể thấy dòng tiền tập trung vào các ngành thực phẩm, đồ uống và điện, nước, xăng dầu khí đốt. Bên cạnh đó, dòng tiền lại rút ra khỏi nhóm bất động sản.

3522-dong-tien-thong-minh-6

5. Chọn tab Giao dịch (5/6)

Xét riêng ngành thực phẩm và đồ uống, có thể thấy cổ phiếu MSN đã hút dòng tiền vào rất mạnh trong 2 tuần cuối cùng (tuần 3 và tuần 4).

3601-dong-tien-thong-minh-7

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ kết quả nghiên cứu và cách sử dụng công cụ của TCBS trong đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Tuệ An (t/h)

Nguồn TCBS