Đánh thuế biệt thự hoang trong dự án thưa người: Lỗi tại chủ đầu tư?

Cập nhật: 09:01 | 20/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Thực tế hiện nay, tại nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tồn tại không ít số lượng các căn biệt thự đã xây thô rồi bỏ không nhiều năm trong đó Khu đô thị Lideco của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) và Khu đô thị mới Cầu Bươu của CTCP Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội là những minh chứng.

Trong buổi làm việc với Bộ Xây dựng mới đây, Thủ tướng đưa ra vấn đề cần có chiến lược chủ động phát triển thị trường bất động sản; gắn với phát triển thị trường nhà ở hài hòa, hợp lý có mức giá phù hợp với các đối tượng khác nhau trong đó coi trọng phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế.

Cùng với đó, Bộ phải điều tiết bằng các cơ chế quản lý Nhà nước, cơ chế thuế, tránh tình trạng dòng vốn chỉ chảy vào chung cư cao cấp, biệt thự, mua để đấy không sử dụng…

Ngoài ra, cũng cần xem xét câu chuyện đánh thuế biệt thự bỏ hoang, mua rồi để đấy không sử dụng, vừa gây mất mỹ quan vừa gây lãng phí và ra một phương án xử lý cuối cùng, hiệu quả.

Thực tế hiện nay, tại nhiều khu đô thị trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tồn tại không ít số lượng các căn biệt thự đã xây thô rồi bỏ không nhiều năm.

5625-lide
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đơn cử, Khu đô thị Lideco nằm trên đường 32, thị trấn Trạm Trôi (Hoài Đức, Hà Nội) là dự án do CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) làm chủ đầu tư có quy mô 38,23 ha với tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng gồm hơn 600 căn biệt thự thiết kế theo phong cách tân cổ điển.

Được biết, dự án được khởi công xây dựng từ năm 2007 và dự kiến hoàn thiện vào năm 2013.

Tuy nhiên, đến năm 2013, thời điểm hoàn thành dự án Bắc Quốc lộ 32 theo kế hoạch, chỉ có 400 căn biệt thự tại đây được bàn giao cho khách hàng. Mặc dù đã bán được hơn nửa số căn biệt thự của khu đô thị nhưng đến nay khu đô thị này vẫn vắng bóng người. Phần lớn người mua nhà vẫn chưa nhận nhà, chưa chuyển về ở khiến hàng trăm căn biệt thự bỏ hoang, nằm phơi sương và xung quanh cỏ dại mọc xanh um tùm.

Cùng với dự án kể trên, một dự án khác của NTL cũng đang gặp khó trong quá trình chuẩn bị mặt bằng thi công là Dự án Xây dựng Kinh doanh hạ tầng Khu đô thị mới Dịch Vọng - Khu đô thị mới Dịch Vọng Hậu.

Trước những phản ánh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc giải phóng mặt bằng để triển khai Dự án Xây dựng Kinh doanh hạ tầng Khu đô thị mới Dịch Vọng và việc xây dựng trái phép của một số hộ dân, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo giải quyết phản ánh, kiến nghị của công ty theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, dự án có tổng giá trị đầu tư gân 800 tỷ đồng đang là dự án rất quan trọng của Đô thị Từ Liêm, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của doanh nghiệp.

Trong quý I/2021, NTL ghi nhận doanh thu giả mnahj còn hơn 50 tỷ đồng, lợi nhuận giảm từ 160 tỷ đồng về còn 13 tỷ đồng. Với sự lao dốc này, cổ phiếu NTL cũng quay đầu giảm giá trong hơn 1 tháng qua. Kết phiên ngày 19/5, mã đứng mốc 24.000 đồng sau khi ghi nhận chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở dự án Khu đô thị mới Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) do CTCP Kinh doanh Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (Công ty 10) - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Hadico) làm chủ đầu tư. Rất nhiều biệt thự đã xây thô bị bỏ hoang cả chục năm nay, số căn biệt thự có chủ nhân về ở chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có những căn biệt thự rộng tới gần 400 m2, dây leo chằng chịt, cây cối mọc um tùm khiến khu đô thị trở nên hoang lạnh. Trên một số căn treo số điện thoại rao bán.

Liên quan đến dự án kể trên, theo giadinh.net.vn, thời điểm năm 2001, lãnh đạo Công ty 10 thuộc Handico ký một loạt hợp đồng nguyên tắc bán nhà thuộc dự án Khu đô thị mới Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội).

Theo đó, giá Công ty 10 bán ra là 2.500.000 đồng/m2 và người mua phải nộp trước 40% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2009, dự án này vẫn chưa được hoàn thành và người dân vẫn chưa nhận được nhà.

Không thực hiện như cam kết về giá bán trong hợp đồng đã ký, đến tháng 11/2007, chủ đầu tư ra thông báo yêu cầu họ phải mua với giá mới là 10.000.000 đồng/m2. Sự "lật lọng" của chủ đầu tư khiến người dân bức xúc, khiếu kiện trong một khoảng thời gian dài.

Ngày 21/4/2009, người dân tập trung ở trụ sở Hadinco, 34 Hai Bà Trưng đòi có câu trả lời rõ ràng về việc này.

Tại thời điểm đó, ông Đào Huy Nguyên, 119 Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa bức xúc: "Chúng tôi ký hợp đồng mua nhà ở dự án tại thời điểm năm 2001 với giá 2.500.000 đồng/m2 với Công ty này; đã nộp tiền đầy đủ như cam kết trong hợp đồng. Vậy không có lý do gì chủ dự án đòi tăng giá một cách bất hợp lý như vậy. Lời thì họ đút túi, khi có khó khăn lại bắt chúng tôi gánh chịu. Đó là một sự vô lý không thể chấp nhận được".

Hòa Bình (HBC) trúng thầu 2 dự án "béo": Cổ phiếu sẽ tăng trở lại?

Cùng với dự ándự án Khu căn hộ công viên vịnh đảo Haven Park Residences do Tập đoàn Ecopark làm chủ đầu tư, Tập đoàn ...

Dự án 1.500 tỷ tại Cần Thơ có nguy cơ bị thu hồi: Có “ngáng” tham vọng làm chủ loạt siêu đô thị trải dài khắp cả nước của TMS Group?

Tham vọng trở thành "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản bằng việc đầu tư hàng loạt dự án tại nhiều tỉnh thành. Tuy ...

Quảng cáo dự án ma, Khải tín Group bị phạt hàng trăm triệu đồng

Công ty bất động sản Khải Tín Group bị tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt 120 triệu đồng do quảng cáo sai sự thật, biến ...

Đức Hậu T/H

Tin cũ hơn
Xem thêm