Đằng sau những "cú hích" M&A

Cập nhật: 10:14 | 16/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Các thông tin liên quan đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) không hẳn đen đến sự tăng trưởng tích cực cho nhiều cổ phiếu. Giới phân tích vẫn nhấn mạnh rằng, động lực tăng bền vững đối với bất kỳ cổ phiếu nào đều phải đến từ các kết quả kinh doanh sáng sủa của chính doanh nghiệp đó.

Doanh nghiệp niêm yết: Đường dài mới biết ngựa hay

Giá cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) đã tăng trên 70% chỉ trong hơn 1 tháng qua, khi một loạt quỹ ngoại chuyển nhượng gần 28% vốn cho các cổ đông trong nước.

Bước sang đầu tháng 9, mã bắt đầu giao dịch trồi sụt với khá nhiều phiên giảm điểm; thị giá từ 5.3xx đồng bị kéo về mức 5.1xx đồng. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn kỳ vọng, biến động “đổi chủ” có thể giúp phục hồi doanh nghiệp từng có vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế.

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 16/9, cổ phiếu này tiếp tục tăng trở lại (+1,6%) lên 5.180 đồng, khớp tạm tính gần 170.000 đơn vị.

Một cổ phiếu tăng giá khác gây chú ý là LHG của CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) được ghi nhận tăng 20% so với phiên 20/8 (đạt 29.300 đồng/cổ phiếu vào phiên 1/9) và gấp gần 3 lần so với mức giá tháng 3, sau đó dao động quanh mức 28.000 đồng/cổ phiếu.

Yếu tố được giới đầu tư chú ý là sau khi thu về hơn 5.000 tỷ đồng từ bán CTCP Cáp điện Thịnh Phát (Thipha Cable) cho nhà đầu tư Thái Lan; ông Võ Tấn Thịnh, cổ đông lớn tại Long Hậu đã mua thêm cổ phiếu LHG để tăng tỷ lệ sở hữu.

Ngoài ra, thị trừng cũng xuất hiện không ít cổ phiếu tăng mạnh nhờ thông tin về M&A, dù chính thức hay ở dạng tin “vỉa hè”. Trong đợt hồi phục của thị trường tháng 4 - 5/2020, các thông tin như Vingroup thâu tóm ITA để sở hữu quỹ đất khu công nghiệp rộng, Massan thâu tóm TDH để sở hữu chợ đầu mối lớn, Sovico mua gom cổ phiếu HBC, thậm chí cả những thông tin rất khó tin như Vingroup đầu tư tài chính bằng cách thâu tóm Sacombank... được coi là lý do chính giúp giá những cổ phiếu trên bứt phá và thanh khoản tăng đáng kể.

Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp không hẳn đen đến sự tăng trưởng bền vững cho nhiều cổ phiếu. Giới phân tích vẫn nhấn mạnh rằng, động lực tăng bền vững đối với bất kỳ cổ phiếu nào cũng phải đến từ các kết quả kinh doanh sáng sửa đến từ bản thân doanh nghiệp.

Thự tế, kết thúc quý đầu niên độ tài chính 2020 - 2021 (1/4/2020 - 30/6/2021), báo cáo tài chính của JVC cho biết, doanh thu thuần hợp nhất trong kỳ đạt 90,3 tỷ đồng, giảm 27,9% so với cùng kỳ niên độ trước; lợi nhuận sau thuế âm 727 triệu đồng, đảo chiều so với mức lãi 2,68 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tại CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT), thực tế tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp của các cổ đông mới (có liên quan đến nhóm nhà đầu tư tham gia vào JVC) sau khi thâu tóm công ty năm 2019 cho thấy, kỳ vọng của thị trường không dễ trở thành hiện thực.

Sau đợt tăng giá nhờ M&A, cổ phiếu NVT đi ngang rồi dần dần suy giảm, thanh khoản gần như không có. 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của NVT là 10,6 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2019.

Điểm tin giao dịch cổ phiếu mới nhất ngày 16/9

Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như MHC, NVL, LGC, TVC,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Thao túng cổ phiếu DST, một cá nhân buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp gần 3,4 tỷ đồng

Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), căn cứ kết quả xác minh của cơ quan ...

Phiên giao dịch ngày 16/9/2020: Những cổ phiếu cần lưu ý

Báo Đầu tư Chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán đối với một số cổ phiếu tâm ...

Đức Hậu