Dàn lãnh đạo Techcombank đăng ký mua cổ phiếu ESOP

Cập nhật: 17:32 | 10/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Hiện đã có 8 lãnh đạo Techcombank đăng ký mua vào tổng hơn 840.000 cổ phần của ngân hàng này.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố thông tin giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan của cổ đông nội bộ tham gia đợt phát hành cho người lao động theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP) năm 2022.

Theo đó, đã có 8 lãnh đạo của ngân hàng Techcombank đăng ký mua 843.340 cổ phiếu ESOP. Thời gian thực hiện các giao dịch dự kiến từ ngày 12-26/8.

Cụ thể, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc thường trực đăng ký mua 350.000 cổ phiếu, nếu giao dịch thành công tỷ lệ sở hữu nâng lên từ 0,04% lên 0,05%, tương ứng với việc sở hữu 1,7 triệu cổ phần TCB.

Ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc đăng ký mua 97.770 cổ phần, sau giao dịch số lượng cổ phiếu ông sơn nắm giữ là 2,14 triệu cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 0,06%.

Hai Phó Tổng giám đốc khác là ông Phạm Quang Thắng và ông Kalyanaraman Sivaramakrishnan cũng đăng ký mua lần lượt gần 81.000 cổ phiếu và hơn 42.000 cổ phiếu.

Bà Bùi Thị Khánh Vân, kế toán trưởng ngân hàng Techcombank đăng ký mua 5.318 cổ phần.

Ngoài ra, bà Thái Hà Linh, người được ủy quyền công bố thông tin đăng ký mua hơn 111.000 cổ phần, bà Nguyễn Thu Lan, người có liên quan của Thành viên HĐQT độc lập cũng đăng ký hơn 100.000 cổ phiếu. Ông Nguyễn Tuấn Minh, người phụ trách quản trị ngân hàng đăng ký 55.764 cổ phần.

Dàn lãnh đạo Techcombank đăng ký mua cổ phiếu ESOP
Dàn lãnh đạo Techcombank đăng ký mua cổ phiếu ESOP

Ngày 4/8/2022, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – Mã: TCB) đã phê duyệt phương án phát hành 6,32 triệu cổ phiếu trong chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Techcombank đang có hơn 3,51 tỷ cổ phiếu TCB lưu hành nên đợt ESOP này có tỷ lệ phát hành tương đương 0,18%. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với thị giá 38.000 đồng/cp hiện nay.

Dự kiến sau đợt phát hành cổ phiếu ESOP này, Techcombank sẽ thu về hơn 63 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên thành 35.172 tỷ đồng, đứng thứ 6 toàn ngành ngân hàng. Thời gian nhận tiền mua và phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động là ngay trong tháng 8 này.

Sau đợt thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 200% vào giữa năm 2018, Techcombank chưa từng phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn đều đặn phát hành cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi cho người lao động.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 14.100 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 21.100 tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh từ thu nhập lãi và hoạt động dịch vụ.

Thu nhập từ lãi đạt 15.900 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) ổn định tại 5,6%.

Cùng với đó, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng tăng 29,5% mang về 4.400 tỷ đồng với nguồn thu chính từ phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (1.800 tỷ đồng, tăng 4%); phí dịch vụ thẻ (đạt 844,4 tỷ đồng, tăng 45,3%); phí từ dịch vụ bảo hiểm (đạt 617,1 tỷ đồng, tăng 31,5%); thu từ thư tín dụng (đạt 544,2 tỷ đồng, tăng 56,8%), tiền mặt & các khoản thanh toán (đạt 294,3 tỷ đồng, tăng 147,3%).

6 tháng đầu năm, chi phí dự phòng của Techcombank giảm đáng kể 56,1% so với cùng kỳ năm trước do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3%.

Tính đến 30/6, tổng tài sản đạt 623.700 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý II năm 2022 đạt 421.200 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021.

Tỷ lệ nợ xấu cuối quý II/2022 ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đạt 171,6%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID.

Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 500 tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1.600 tỷ đồng ở thời điểm 31/3/2022.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

NHNH sẽ ưu tiên nới ''room'' cho ngân hàng nào?

Trong báo cáo về hoạt động điều hành tín dụng mới đây, NHNN cho biết đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm ...

Cạn "room" tín dụng, doanh nghiệp khát vốn

Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng liên tục "nóng" thời gian gần đây khi nhiều ngân hàng dùng hết hạn mức, doanh nghiệp (DN) ...

Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại hơn 13.000 tỷ đồng trên hoạt động thị trường mở

Tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trở lại tổng cộng 13.360 tỷ đồng trong tuần ...

Hồng Giang