Đại diện H&M Việt Nam nói gì khi bị cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay?

Cập nhật: 11:11 | 07/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Nhà chức trách Trung Quốc cho biết thương hiệu thời trang H&M (Thuỵ Điển) đã đồng ý thay đổi "bản đồ có vấn đề" trên mạng internet sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích.

Cẩn trọng ''dính bẫy'' những chiêu trò cây cảnh gắn keo dịp cận Tết

Cẩn trọng thực phẩm BVSK Shami Xoan đang quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

Cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPBVSK An Đường Huyết trên một số website

Theo Báo VTC News, đại diện truyền thông của H&M tại Việt Nam cho biết, "hiện tại hãng vẫn chưa có bất cứ bình luận nào về sự việc, H&M vẫn đang tiếp tục làm rõ và sẽ có thông tin cụ thể sau".

Từ tối 2/4, H&M trở thành từ khóa bùng nổ, gây bàn tán trên các diễn đàn trực tuyến Việt Nam. Khi đó, nhiều người lan truyền thông tin hãng thời trang đến từ Thụy Điển đăng tải bản đồ Trung Quốc có “đường lưỡi bò” phi pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

0727-hm1
Làn sóng kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M đang lan nhanh trên các mạng xã hội của Việt Nam (Ảnh Báo Lao động)

Thông tin trên nhanh chóng khiến hàng trăm nghìn người Việt phẫn nộ, từ đó làn sóng tẩy chay hãng thời trang này bắt đầu.

Hãng tin AP dẫn thông báo của chính quyền Thượng Hải nói rằng người dùng mạng internet đã báo cáo về "bản đồ có vấn đề" trên trang web của H&M. Vì vậy, Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải yêu cầu công ty Thuỵ Điển nhanh chóng sửa chữa bản đồ đó.

Sau khi được triệu tập, H&M "đồng ý với yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc".

Các công ty nước ngoài cũng bị Trung Quốc bắt thay đổi bản đồ vẽ biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Trung Quốc cho rằng, bản đồ mà H&M đăng tải ban đầu "có vấn đề". Sau khi bị Bắc Kinh chỉ trích, cảnh báo mạnh mẽ, H&M đã sửa lại.

0725-hm
Hãng thời trang H&M bị cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay

Thông tin được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng lên trang web và tài khoản mạng xã hội Weibo của họ như sau: "Gần đây, cư dân mạng báo cáo với cơ quan quản lý rằng trên trang web H&M (hm.com) xuất hiện một bản đồ Trung Quốc "có vấn đề'" Cục Quy hoạch và tài nguyên thiên nhiên thành phố Thượng Hải lập tức thông báo họ nhanh chóng cải chính. Nhận được thông báo, Công ty TNHH thương mại Haines Morris (Thượng Hải), công ty vận hành trang web chính thức của H&M, đã sửa chữa sai lầm ngay lập tức".

Nhiều tờ báo khác của Trung Quốc cũng đăng thông tin tương tự như vậy, nhưng không giải thích rõ bản đồ Trung Quốc "có vấn đề" trên trang web H&M là bản đồ ra sao và yêu cầu H&M chỉnh sửa thế nào. H&M hiện cũng chưa bình luận về vấn đề này.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc lên án các thương hiệu Nike, Burberry, Adidas và Uniqlo vì bày tỏ lo ngại về báo cáo "cưỡng bức lao động" ở Tân Cương. Riêng hàng hóa của H&M đã biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc nhưng các thương hiệu khác vẫn chưa bị "sờ gáy". Hàng chục người nổi tiếng Trung Quốc cũng huỷ hợp đồng với các thương hiệu nước ngoài.

Không rõ tại sao H&M lại bị Bắc Kinh "phân biệt đối xử" như vậy. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Thụy Điển trở nên căng thẳng từ năm 2005 sau khi một người Thụy Điển gốc Hoa biến mất ở Thái Lan và xuất hiện ở Trung Quốc.

Trong một tuyên bố vào tuần này, H&M ca ngợi các nhà cung cấp Trung Quốc, đồng thời xác nhận họ đang làm việc để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tại đại lục.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm