Dabaco (DBC): Hơn 11,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức chính thức giao dịch từ 5/8

Cập nhật: 09:04 | 28/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Dabaco đã được chấp thuận niêm yết bổ sung hơn 11,5 triệu cổ phiếu, số cổ phiếu này sẽ giao dịch từ ngày 5/8. Trên thị trường, cổ phiếu DBC kết phiên 27/7 tại giá tham chiếu 26.400 đồng/cp, hồi phục gần 61% so với mức đáy 16.430 đồng/cp ngày 21/6.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đã chấp thuận cho CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) niêm yết bổ sung hơn 11,5 triệu cổ phiếu từ ngày 27/7, nâng tổng lượng chứng khoán niêm yết từ 230,5 triệu cổ phiếu lên 242 triệu cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ giao dịch từ ngày 5/8.

Dabaco (DBC): Hơn 11,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức chính thức giao dịch từ 5/8
Dabaco (DBC): Hơn 11,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức chính thức giao dịch từ 5/8

Đây là lượng cổ phiếu Dabaco phát hành để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 5%, người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 5 cổ phiếu mới. Lượng cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng. Nguồn vốn thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán.

Trên thị trường, cổ phiếu DBC kết phiên 27/7 tại giá tham chiếu 26.400 đồng/cp, hồi phục gần 61% so với mức đáy 16.430 đồng/cp ngày 21/6.

Dabaco (DBC): Hơn 11,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức chính thức giao dịch từ 5/8
Diễn biến giá cổ phiếu DBC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Lợi nhuận quý I/2022 "lao dốc" 97,6%

Quý I/2022, DBC ghi nhận doanh thu đạt 2.805,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,61 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,4% và giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng lưu ý biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 25,4% về chỉ còn 9,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 59,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 374,2 tỷ đồng về 254,3 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 2,1 tỷ đồng lên 52,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 3%, tương ứng tăng thêm 5,37 tỷ đồng lên 185,77 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, lợi nhuận lao dốc mạnh trong quý I/2022 chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dẫn tới lợi nhuận gộp giảm mạnh.

Công ty cho rằng, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn kép cả trên người và vật nuôi từ đại dịch Covid-19 và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của xung đột Nga –Ukraine cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào và các hoạt động giao thương, vận tải quốc tế.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng và những khó khăn, cản trở từ dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu dùng, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi lại không tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi nói chung và các công ty chăn nuôi thuộc DBC nói riêng.

Trong năm 2022, DBC đặt kế hoạch tổng doanh thu 22.558 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,8% và 10,7% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, công ty chỉ hoàn thành 0,9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Không những lợi nhuận lao dốc mà dòng tiền còn tiếp tục âm. Cụ thể, trong quý I/2022, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 113,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 84,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 323,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 465,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong kỳ công ty đã tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và mở rộng đầu tư.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của DBC tăng 2,2% so với đầu năm lên 11.058,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 4.503,6 tỷ đồng, chiếm 40,7% tổng tài sản; tồn kho đạt 4.127,8 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng tài sản và các tài sản khác.

Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 14,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 465,3 tỷ đồng lên 3.752 tỷ đồng và chiếm 33,9% tổng nguồn vốn.

Nhìn lại năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu đạt 10.812,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 829,56 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,9% và giảm 40,8% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, trong năm 2021, DBC đặt kế hoạch tổng doanh thu là 15.439 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 827 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty hoàn thành 100,3% kế hoạch lợi nhuận năm.

Không những xét quả kinh doanh giảm, dòng tiền cũng suy giảm. Cụ thể, trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 630,8 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ là 2.262,7 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền tài chính là âm 334,7 tỷ đồng và dòng tiền đầu tư là âm 340,2 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh không đủ phục vụ hoạt động đầu tư, cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp tuần này

Trong tuần này, có thêm 13 doanh nghiệp tiến hành chốt quyền trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Bao gồm FTS, YBM, MED, ...

PAT trả cổ tức tiền mặt cao ngất ngưởng ngay sau khi chào sàn UPCoM

Được biết, cổ phiếu PAT vừa lên giao dịch sàn UPCoM vào 17/06, với giá tham chiếu 120.000 đồng. Thị giá chốt phiên 22/07 ở ...

Khử trùng Việt Nam (VFG) chốt quyền trả cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền tỷ lệ 10%

CTCP Khử trùng Việt Nam - VFC (HNX - Mã: VFG) – đơn vị thành viên của Tập đoàn PAN (HoSE - Mã: PAN) thông ...

Linh Đan

Tin cũ hơn
Xem thêm