“Đại chiến” nước mắm: Masan thiệt hại nghìn tỷ 

Cập nhật: 20:15 | 12/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Chưa có bằng chứng nào cho thấy Masan đứng sau châm ngòi nổ cuộc đại chiến giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống, nhưng có một thực tế là ông lớn ngành hàng tiêu dùng này đang “gặp hạn”, thiệt hại cả nghìn tỷ đồng.

da i chie n nuo c ma m masan thiet hai nghin ty Phát hoảng với nước chấm Chinsu-foods hiệu Nam ngư Đệ nhị lúc nhúc cặn, bợn bám đầy chai
da i chie n nuo c ma m masan thiet hai nghin ty Nước mắm truyền thống lo sốt vó vì… muối iốt
da i chie n nuo c ma m masan thiet hai nghin ty Nước mắm Phú Quốc được công nhận nghề truyền thống

Từ cuối tuần trước, thông tin nước mắm truyền thống bị “ép” phải “vào khuôn” với hàng loạt tiêu chuẩn của sản xuất hiện đại đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Nhiều ý kiến cho rằng nước mắm truyền thống bị lợi ích nhóm của nước mắm công nghiệp “bức tử” và Masan là cái tên bị cộng đồng mạng nhắc tới nhiều nhất trong câu chuyện này.

Tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu nước mắm công nghiệp như Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư,…đứng sau “giật dây” dự thảo trên của cơ quan chức năng như đồn đoán, nhưng thực tế cho thấy Masan đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ cơn thịnh nộ của cộng đồng mạng.

Đại chiến bùng nổ, Masan bốc hơi 1.163 tỷ

Trên mạng xã hội facebook, nhiều thành viên kêu gọi tẩy chay các thương hiệu nước mắm Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư,… của Masan. Họ cho rằng Masan đang cố tình “đánh tráo khái niệm” khi gọi tên sản phẩm của mình, thậm chí là làm giàu trên nỗi sợ hãi của người Việt.

Chủ tài khoản Facebook P.D.N chia sẻ anh giật mình với thứ gọi là nước mắm mà Masan đang tung ra thị trường bởi với giá bán 44.900 đồng/4,8 lít vào thời điểm khuyến mại, tính ra có 9.350 đồng/lít khi đến tay người tiêu dùng, chưa kể nhà phân phối phải chiết khấu 20-50% so với giá niêm yết cho các đại lý, siêu thị thì tính ra nước mắm còn…rẻ hơn cả nước lọc.

da i chie n nuo c ma m masan thiet hai nghin ty

“Vậy nước mắm này là thứ nước gì? Chỉ có thể là muối, hương liệu, chất tạo màu và thứ đó đã và đang tràn lan tới bữa cơm của người Việt bởi các chiến dịch truyền thông bẩn”, Facebooker P.D.N nêu quan điểm.

Trong khi đó, facebooker N.N.H cho rằng người ta đang muốn tiêu diệt nước mắm truyền thống.

“Loại gia vị truyền đời này lại đang đối diện với nguy cơ bị triệt tiêu từ chính cơ quan quản lý – Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Nếu như 3 năm trước, vào năm 2016, người ta lập lờ thông tin Arsen trong nước mắm truyền thống gây ung thư thì ở dự thảo lần này, họ đưa ra con ngáo ộp có tên gọi là Histamin”, N.N.H phân tích.

Từ phân tích trên, N.N.H nhận định: “Nếu áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn như dự thảo sẽ triệt tiêu tất cả các làng nghề nước mắm lâu đời ở Việt nam và họ chỉ còn có thể cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn kinh tế lớn. Như vậy sẽ làm mai một văn hóa Việt Nam”.

Một tài khoản facebook khác cũng nhắc lại chuyện arsen từ vài năm trước và cho rằng trong nước mắm công nghiệp có chứa hàng ngàn hóa chất khác nhau chứ không chỉ thạch tín.

“Masan rất ma mãnh, họ chỉ kiểm soát đúng hàm lượng thạch tín để dụ nhân dân uống hóa chất còn hàng trăm hàng ngàn hàm lượng hóa chất khác có lợi hay hại như thế nào bà con biết không? Không hề biết”, tài khoản Facebook P.N viết trên một diễn đàn.

Có thể thấy, làn sóng mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư bấp chất việc Masan có liên quan hay không đến “cuộc chiến nước mắm”. Bằng chứng là giá cổ phiếu MSN đang rơi vào chuỗi ngày suy giảm.

Trong 2 phiên 8/3 và 11/3, cổ phiếu MSN giảm nhẹ, giảm 400 đồng/CP xuống 89.600 đồng/CP. MSN khiến vốn hóa thị trường Masan “bốc hơi” 465 tỷ đồng. Tới phiên sáng12/3, đà giảm của MSN chưa được chặn lại dù chỉ số VN-Index tăng khá mạnh. Dừng phiên sáng, MSN “nghỉ ngơi” ở mức 89.000 đồng/CP, giảm 600 đồng/CP. Tính chung sau 2,5 phiên, vốn hóa thị trường Masan “đánh rơi” 1.163 tỷ đồng.

Như vậy, chưa đầy 1 tuần sau khi được Forbes công nhận là tỷ phú đô la và lọt vào Top 5 danh sách Người giàu nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, hai “đại gia Masan” là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan đã phải chịu cảnh sụt giảm tài sản.

Cụ thể, giá trị cổ phiếu MSN thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh hao hụt lần lượt 252 tỷ đồng và 247 tỷ đồng.

Sau đại chiến, thị phần của Masan sẽ ra sao?

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của CTCP Tập đoàn Masan (MSN), doanh thu thuần của công ty đạt 38.187,6 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 4.916 tỷ đồng, tăng trưởng 58%.

Đáng chú ý, năm qua doanh nghiệp này mạnh tay chi khoảng 1.120 tỷ đồng cho chi phí marketing. Chiến lược đẩy mạnh marketing cho công ty con - Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH) - đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi các thương hiệu nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin Su, nước tăng lực Compact, nước khoáng Vĩnh Hảo, nước khoáng Vivant, mì khoai tây Omachi,… là những “con gà đẻ trứng vàng” cho Masan, giúp doanh thu tăng 28,2%.

Cụ thể, doanh thu từ nhóm hàng gia vị đạt 6.958 tỷ đồng, tăng 35% (chủ yếu đến từ các sản phẩm nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin Su) với sản lượng tiêu thụ tăng 30% và giá bán tăng 3,8% trong năm 2018.

da i chie n nuo c ma m masan thiet hai nghin ty

Nhưng đến nay, giá trị vốn hóa thị trường của Masan và tài sản của các “đại gia Masan” sụt giảm chưa phải là điều lo lắng nhất của cổ đông Masan. Điều khiến cổ đông lo lắng chính là thị phần các sản phẩm mắm công nghiệp của Masans như Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư,… sụt giảm. Đây là điều không thể loại trừ khi “làn sóng” tẩy chay các sản phẩm Masan vẫn rầm rộ trên mạng xã hội.

Đây không phải lần đầu tiên Masan rơi vào tình cảnh này. Năm 2016, câu chuyện “nước mắm arsen” cũng khiến thị trường rúng động. Không có bằng chứng nào được đưa ra nhưng nhiều người cho rằng Masan đã thực hiện chiến dịch “truyền thông bẩn” nhằm triệt hạ nước mắm truyền thống khi thị phần nước mắm công nghiệp của mình bị lung lay.

Cụ thể, năm 2015, hai nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Chinsu và Nam Ngư của Masan chỉ nắm giữ 65% thị phần nước mắm, giảm đáng kể so với mức thị phần 70% năm 2014. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều người tin rằng Masan có liên quan tới câu chuyện “nước mắm arsen”.

Câu chuyện “nước mắm arsen” từng ảnh hưởng rất lớn tới Masan. Ngoài việc vốn hóa thị trường Masan mất hàng ngàn tỷ đồng, thị phần ngành hàng này của Masan cũng giảm nhẹ trong năm 2016.

Và giờ, có vẻ như sóng gió lại một lần nữa ập đến với ông lớn ngành hàng tiêu dùng này.

PV