Cước tàu biển vẫn neo cao, doanh nghiệp ngành điều tiếp tục gặp khó khăn

Cập nhật: 10:27 | 27/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu điều năm nay dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn do giá cước tàu biển vẫn neo ở mức cao so với trước dịch COVID-19.

Khó khăn chồng khó khăn

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2021, ngành điều Việt Nam đã xuất khẩu được 273.000 tấn, đạt kim ngạch 1,64 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 1,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu này cho thấy, có sự chênh lệch rõ ràng giữa con số tăng về lượng nhưng con số tăng về giá trị xuất khẩu lại không tương xứng. Sở dĩ có sự chênh lệch này là bởi ngành điều đang phải đối diện với nhiều khó khăn không chỉ do đại dịch COVID-19.

Cước tàu biển vẫn neo cao, doanh nghiệp ngành điều tiếp tục gặp khó khăn

Theo đánh giá của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), ngành điều đã mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận khách hàng tốt hơn so với năm ngoái, nhưng do giá xuất khẩu trong quý I/2021 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020, nên dù giá xuất khẩu trong quý II/2021 có nhỉnh hơn nhưng vẫn khó có giá trị như những năm trước đây. Điều này đã dẫn đến khối lượng xuất khẩu điều có tăng nhưng giá trị chưa tăng tương xứng.

Thêm vào đó, khi giá xuất khẩu nhân điều chưa tăng nhiều, các doanh nghiệp nhập khẩu điều thô lại phải đối diện với giá nguyên liệu tăng, do công suất chế biến của ngành điều Việt Nam lớn, nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung ứng đã dẫn đến hệ quả tranh mua nguyên liệu phục vụ cho nhà máy. Cùng với đó là diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 toàn cầu khiến các thị trường phải thực hiện giãn cách xã hội, giảm giao thương dẫn đến tình trạng thiếu container, phí vận chuyển tăng phi mã.

Các chuyên gia ngành chế biến điều dự báo, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu đến năm 2024 sẽ đạt 13,4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,2% trong chu kỳ 5 năm từ 2019 - 2024. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng là do nhu cầu sử dụng đồ ăn nhẹ đảm bảo sức khỏe lành mạnh tăng. Cộng hưởng theo nhu cầu đồ ăn nhẹ từ hạt điều gia tăng đã kéo theo các quốc gia xuất khẩu điều thô của châu Phi cũng dần hình thành nhà máy chế biến điều, tạo nhân tố cạnh tranh với ngành điều Việt Nam.

Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch điều, diễn biến thời tiết không thuận lợi cho cây điều kết trái, dẫn đến năng suất thấp hơn, chất lượng hạt điều cũng khó đáp ứng yêu cầu người thu mua giá cao. Người dân trồng điều cũng không thể bán được giá cao bởi giá xuất khẩu không cao như mong muốn.

Bình Phước, một trong các địa phương có diện tích trồng điều lớn, lên đến 137.000 ha và điều thuộc nhóm dẫn đầu về cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân trong tỉnh. Thế nhưng, diễn biến thời tiết bất lợi và toàn cảnh xuất khẩu điều của Việt Nam cũng đã tác động lớn đến địa phương này.

Ông Hùng Lộc, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết, gia đình ông sản xuất 4 ha điều. Thế nhưng vụ điều năm nay năng suất thấp hơn vụ điều năm 2020. Thời tiết diễn biến thất thường nên đã ảnh hưởng đến quá trình ra bông, đậu trái của cây điều. Hầu hết đợt ra bông lần 2, 3 đều bị hư hại.

Ước tính sản lượng hạt điều nhập khẩu năm nay đạt 250.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với vụ trước. Hiệp hội điều Việt Nam dự đoán kim ngạch xuất khẩu năm 2006 sẽ "khó vượt mức 300 triệu USD", so với năm 2005 là 485 triệu USD. Chưa bao giờ ngành điều rơi vào tình trạng thua lỗ như hai năm gần đây.

Còn nhớ năm 2005, toàn ngành điều Việt Nam đã thua lỗ 1.000 tỷ đồng, nhiều nhà máy đã ngưng hoạt động và nhiều doanh nghiệp còn tồn kho hàng đến những tháng đầu năm 2006. Hiệp hội dự báo khả năng thua lỗ sẽ còn tiếp tục trong năm nay.

Nguyên nhân trước hết là do sức mua thế giới giảm, dẫn đến giá tụt dốc từ 2005 đến nay. Đây cũng là nỗi lo của các nhà nhập khẩu hạt điều lớn trên thế giới tại cuộc họp của Uỷ ban về Các loại cây có hạt (INC) tại Motreal- Canada hồi giữa tháng 5/2006.

Xuất khẩu giảm

Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch VINACAS phân tích, nửa đầu năm 2022 lượng xuất khẩu nhân điều chỉ giảm nhẹ (20.000 tấn) nhưng lượng điều thô nhập khẩu giảm khá nhiều (giảm 350.000 tấn).

Điều này cho thấy các nhà nhập khẩu và chế biến đang có xu hướng chậm mua nguyên liệu do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do không tương quan giữa giá điều thô nhập khẩu và giá nhân xuất khẩu. Giá điều thô đang ở mức rất cao so với giá nhân bán ra, giá thành chế biến xuất khẩu cao trong khi giá bán nhân thấp. Các nhà máy chế biến khó cân đối cho hoà vốn, chưa tính đến lãi.

Theo ông Trần Văn Hiệp, những diễn biến của thế giới như xung đột Nga – Ukraine, lạm phát toàn cầu đang ảnh hưởng đến sự tiêu thụ và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.

Cụ thể, năm 2021, Nga là thị trường xếp thứ 11 trong tổng số 104 thị trường xuất khẩu của nhân điều Việt Nam với giá trị xuất khẩu gần 62 triệu USD. Từ khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra, Nga bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, việc xuất khẩu hạt điều Việt Nam vào Nga gặp khó khăn khâu thanh toán, ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nhân điều đi thị trường này.

Lạm phát ở Mỹ, châu Âu đang lan ra khắp thế giới, với việc giá cả các mặt hàng đều đắt đỏ như hiện nay, người dân phải chi nhiều tiền hơn cho các nhu cầu thiết yếu, điều này dẫn đến những mặt hàng không thiết yếu như hạt điều sẽ tiêu thụ chậm và giá điều cũng rất khó tăng trong thời điểm này.

Trong khi đó, thị trường lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero Covid khiến việc xuất khẩu nhân điều cũng như các nông sản khác tiếp tục gặp bất lợi.

"Tình hình xuất khẩu năm 2022 sẽ tiếp tục gặp khó khăn do giá cước tàu biển vẫn neo ở mức cao so với trước dịch Covid-19. Trong khi đó, giá nhân xuất khẩu không tăng đồng bộ với đà tăng của điều thô, các nhà máy không thể cân đối giá thành chế biến và giá xuất khẩu. Vì vậy, số lượng nhân điều xuất khẩu dự báo sẽ giảm trong những tháng tiếp theo, có thể kéo dài đến hết năm 2022.

Theo kế hoạch Bộ NN&PTNT đề ra cho ngành điều, năm 2022 toàn ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 3,8 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với năm 2021. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, VINACAS đã kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu doanh số xuất khẩu cả năm ở mức khiêm tốn 3,2 tỷ USD, giảm 400 triệu USD so với năm 2021.", ông Trần Văn Hiệp thông tin thêm.

Chia sẻ thực tế tại các doanh nghiệp, ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc CTCP Hoàng Sơn 1 cho biết: Tình hình xuất khẩu điều nửa đầu năm 2022 rất nhiều khó khăn do sức mua chậm hơn những năm trước. Điều này xuất phát từ việc năm 2021 nhiều khách hàng ở thị trường lớn đã tăng mua dự trữ do lo ngại dịch Covid-19 dẫn đến lượng tồn kho kéo dài sang năm nay. Thêm vào đó, với tình hình lạm phát như hiện nay, người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu cho các sản phẩm thứ yếu nên sức tiêu thụ hạt điều giảm sút.

Về chế biến, các doanh nghiệp đang gặp vấn đề về giá điều thô nguyên liệu tăng cao hơn 15-20% so với năm trước, cộng với chi phí xăng dầu, vận chuyển liên tục tăng trong khi giá điều nhân xuất khẩu không tăng, thậm chí giảm. Tại thủ phủ chế biến điều Bình Phước, nhiều nhà máy chế biến nhỏ đã phải tạm dừng sản xuất để "cắt lỗ", các nhà máy lớn cũng giảm công suất và chế biến cầm chừng vì càng chế biến nhiều thì càng lỗ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Giá tiêu hôm nay 24/6/2022: Thị trường tiêu Việt nỗ lực chinh phục thị trường EU và Mỹ

Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 70.500 - 73.500 đồng/kg. Trong bối cảnh bấp bênh, thiếu bền vững của ngành hồ tiêu những ...

Giá tiêu hôm nay 27/6/2022: Thủng mốc 70.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 69.500 - 72.500 đồng/kg. Điểm tích cực trong tuần này là thông tin các chuyến hàng hồ ...

Giá cà phê hôm nay 27/6/2022: Diễn biến trái chiều

Giá cà phê tuần qua thu mua trong khoảng 42.500 - 43.000 đồng/kg. Tỷ giá đồng USD, thông tin thời tiết khô hạn tại Brazil ...

Phương Hạnh

Tin liên quan